Đàn cá khiến Thụy Điển lo sợ bị tàu ngầm Liên Xô tấn công

Tàu ngầm Liên Xô mắc cạn khiến Thụy Điển lo ngại. Ảnh: Hisutton.
Tàu ngầm Liên Xô mắc cạn khiến Thụy Điển lo ngại. Ảnh: Hisutton.
Những tiếng động lạ dưới biển vào đầu năm 1982 khiến Thụy Điển cho rằng tàu ngầm Liên Xô đang tìm cách khiêu khích.

Năm 1982, hệ thống cảm biến của Thụy Điển phát hiện nhiều tiếng động lạ ở vùng biển ngoài khơi nước này. Tiếng động lớn và xuất hiện thường xuyên đến mức Thụy Điển nhận định các tàu ngầm cỡ nhỏ Liên Xô đang tiến hành bao vây căn cứ hải quân của họ, gây nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột vào thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, theo RBTH.

Căng thẳng bắt nguồn từ năm 1981, khi một tàu ngầm Liên Xô do sai lầm của hoa tiêu đã mắc cạn tại một hòn đảo thuộc lãnh thổ Thụy Điển. Một đội cứu hộ được Stockholm triển khai, giúp chiếc tàu ngầm Liên Xô thoát khỏi khu vực mắc kẹt.

Chiếc tàu ngầm nhanh chóng trở về căn cứ của mình và gửi lời xin lỗi. Tuy nhiên, sự cố này khiến Thụy Điển bắt đầu bị ám ảnh với việc tàu ngầm Liên Xô xâm nhập vùng biển của họ.

Từ đó, Stockholm liên tục thu thập tín hiệu trong lòng biển, bao gồm cả những "âm thanh đặc trưng" do tàu ngầm phát ra. Đầu năm 1982, một căn cứ quân sự Thụy Điển ghi nhận những tiếng động lạ, chưa từng được nhận dạng, đồng thời báo cáo về sự xuất hiện của các bong bóng nhỏ trên mặt biển.

Hàng loạt chiến hạm, tàu ngầm và trực thăng hải quân đã nỗ lực tìm kiếm trong suốt một tháng, nhưng không thể xác định "vật thể không xác định dưới biển" gây ra tiếng động này. Sự việc này luôn được nhắc tới trong các báo cáo hàng năm của hải quân Thụy Điển, ngay cả sau khi Liên Xô đã tan rã vào năm 1991.

Sự kiên nhẫn của Stockholm chấm dứt vào năm 1994, khi Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt gửi cho Tổng thống Nga Boris Yeltsin một bức thư ngắn bày tỏ sự phẫn nộ, phê phán nhà lãnh đạo Nga vì không thể kiểm soát hoạt động hải quân nước này.

Tới năm 1996, giáo sư Magnus Wahlberg thuộc đại học Nam Đan Mạch được quân đội Thụy Điển mời làm trưởng nhóm chuyên gia âm thanh sinh học, với nhiệm vụ nghiên cứu tiếng động bí ẩn thu được vào năm 1982. Nhóm của Wahlberg được đưa tới một căn phòng bí mật tại căn cứ quân sự Bergen ở Stockholm, đánh dấu lần đầu tiên thường dân được phép nghe âm thanh này.

"Tôi tưởng đó phải là những âm thanh như tiếng ping của hệ thống định vị thủy âm (sonar) hay tiếng chân vịt tàu ngầm, nhưng không phải. Nó dường như là âm thanh phát ra khi rán thịt mỡ, giống tiếng sủi bọt và rít lên, cũng như hàng loạt bóng khí nhỏ xuất hiện trong nước, không hề giống tiếng ồn của tàu ngầm", giáo sư Wahlberg nhớ lại.

Các nhà khoa học tỏ ra băn khoăn, nhất là với việc xuất hiện những bong bóng nhỏ trên mặt nước sau khi có tiếng động. Họ nhận định âm thanh này phát ra từ một loài động vật nào đó.

Để thử nghiệm giả thuyết của mình, nhóm nghiên cứu đã mua một con cá trích Baltic, loại thực phẩm phổ biến trong vùng. Họ thả nó xuống nước và lắng nghe những âm thanh do con cá tạo ra, bao gồm cả tiếng trung tiện. Họ phát hiện ra đây chính là âm thanh mà hải quân Thụy Điển đã thu được vào năm 1982.

Theo Wahlberg, cá trích có thể tạo thành đàn dài tới vài km và tiếng "xì hơi" của đàn cá khổng lồ như vậy gây ra tiếng động đủ lớn để xuất hiện trên cảm biến quân sự. Trên thực tế, hải quân Thụy Điển đã thiết lập cơ sở dữ liệu về tiếng trung tiện của nhiều loại động vật lớn như cá voi hay hải cẩu, nhưng họ không thể ngờ rằng cá trích có thể gây âm thanh lớn như vậy.

Phát hiện này giúp Walhberg được trao giải Ig Nobel dành cho những khám phá hài hước. Quân đội Thụy Điển sau đó cũng chấm dứt các hoạt động săn tìm tàu ngầm Nga.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.