Đắk Lắk: Dừng Lễ hội ‘Đêm trắng Ban Mê’, khách sạn vẫn kín phòng

0:00 / 0:00
0:00
Đắk Lắk dừng tất cả hoạt động trong lễ hội Đêm trắng Ban Mê
Đắk Lắk dừng tất cả hoạt động trong lễ hội Đêm trắng Ban Mê
TPO - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Đắk Lắk yêu cầu dừng tất cả các hoạt động trong lễ hội “Đêm trắng Ban Mê”, hạn chế tổ chức sự kiện tập trung đông người không cần thiết dịp 30/4-1/5.

Ngày 29/4/2021, Ban thường vụ tỉnh ủy Đắk Lắk ra thông báo số 489 về việc dừng các hoạt động trong sự kiện lễ hội “Đêm trắng Ban Mê” diễn ra từ 30/4 đến 6/5/2021 tại thành phố Buôn Ma Thuột; tiếp tục tăng cường phòng chống, dịch COVID-19, hạn chế tổ chức sự kiện tập trung đông người không cần thiết; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của bộ y tế, thực hiện nghiêm yêu cầu 5k;

Đồng thời, Ban thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk yêu cầu thực hiện chế tài xử phạt, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm công tác phòng chống dịch bệnh; rà soát, bổ sung, xây dựng các phương án chống dịch, sẵn sàng đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn.

Lễ hội “Đêm trắng Ban Mê” 2021 lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk gồm chuỗi hoạt động khá mới mẻ, thú vị nhằm kích cầu du lịch cho tỉnh sau một thời gian dài ảnh hưởng của dịch COVID -19.

Lễ hội được Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các Sở, ngành trong tỉnh tổ chức. Lễ hội là chuỗi sự kiện sống động, hấp dẫn, mới lạ, chưa từng có tại tỉnh Đắk Lắk với nhiều hoạt động văn hóa cà phê, văn hóa cồng chiêng, ...cùng với chuỗi hoạt động: Hội nghị kết nối giao thương; liên hoan câu lạc bộ Đội, Nhóm tỉnh Đắk Lắk; triễn lãm tranh ảnh nghệ thuật; chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2021.

Trước đó, tỉnh Đắk Lắk lên phương án phòng chống dịch COVID-19 tại lễ hội “Đêm trắng Ban Mê”. Ban tổ chức đã họp và phân công cho bộ phận liên quan, đặc biệt dưới sự đề nghị của ngành y tế đã thực hiện rất cẩn trọng và chủ động: Bố trí dung dịch rửa tay sát khuẩn; bắt buộc đeo khẩu trang y tế tại cửa ngõ ra vào Lễ hội, gian hàng hội chợ; bố trí cán bộ đo thân nhiệt du khách; phát loa yêu cầu du khách thực hiện nghiêm thông điệp 5K, khai báo y tế của Bộ Y tế khi tham quan, tham gia các hoạt động.

Ngoài ra, tỉnh lên kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình tổ chức chuỗi hoạt động nhân dịp này.

Hiện, tỉnh đã dừng các hoạt động trong lễ hội “Đêm trắng Ban Mê” nhưng hầu hết khách sạn trên địa bàn tỉnh vẫn kín hết phòng. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chỉ đạo các đơn vị du lịch, lưu trú, doanh nghiệp lữ hành không chủ quan với dịch, lên kế hoạch phòng, chống dịch trong dịp lễ này.

Cùng ngày, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, lãnh đạo tỉnh này vừa tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương về triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Văn – Phó giám đốc Sở Y tế thông tin, làn sóng dịch lần trước tại Quảng Nam ghi nhận 118 ca mắc COVID-19, 3 ca tử vong, trong đó 96 ca liên quan đến Đà Nẵng và 22 ca nhập cảnh.

Hiện số ca mắc COVID-19 trên thế giới liên tục tăng cao. Ngoài Ấn Độ đang là tâm điểm bùng phát dịch COVID-19, hai nước láng giềng là Lào và Campuchia Lào đang đối mặt với làn sóng mắc COVID-19 mạnh mẽ với số ca mắc tăng cao từng ngày.

Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc trên thế giới tiếp tục tăng. Tại Việt Nam đã qua 33 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng nên người dân dễ sinh tâm lý lơ là, chủ quan, đặc biệt là tụ tập đông người, không đeo khẩu trang. Trong khi đó, vẫn còn những trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc các trường hợp nhập cảnh hợp pháp nếu không quản lý cách ly tốt sẽ có thể có ca nhiễm với biến chủng lây lan tốc độ nhanh, dẫn đến nguy cơ ghi nhận ca mắc là hiện hữu. Sắp tới, dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4,1/5 và nghỉ hè; đây là thời điểm người dân đi du lịch, di chuyển và tập trung đông người nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn.

Sở Y tế Quảng Nam cho biết, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, ngành y tế sẽ tiến hành xét nghiệm ngẫu nhiên một số trường hợp cần thiết tại các khu du lịch, trường học, khu công nghiệp, chợ, siêu thị, nhà ga bến tàu... để kịp thời ngăn chặn kiểm soát tốt dịch bệnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan rất cao nhất là dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới do đó cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng, tuyệt đối không lơ là chủ quan, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Ông Tân yêu cầu các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch và phục hồi KT-XH. Theo đó, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, 5 không trong phòng chống dịch.

Các địa phương duy trì, kiện toàn và nâng cao chất lượng tổ giám sát, tuyên truyền chống dịch tại cộng đồng; khuyến cáo người dân tố cáo người về từ vùng dịch. Cùng với việc tăng cường hỗ trợ Việt kiều Quảng Nam tại Lào, yêu cầu người dân thực hiện phòng chống dịch tốt ở tại nước sở tại, không tìm cách để về nước tránh làm cho tình hình dịch bệnh phức tạp.

Ông Tân đề nghị, tạm dừng các hoạt động kích cầu du lịch. Địa phương xem xét kỹ, các hoạt động văn hóa, du lịch, du lịch thể thao không cần thiết phải tạm dừng. Hoạt động động tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử diễn ra nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch. Giãn, lùi thời gian tổ chức các hoạt động kỷ niệm 550 năm danh xưng Quảng Nam... để đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch.

MỚI - NÓNG
Giá vàng nhẫn tròn trơn vượt 70 triệu đồng/lượng. (Ảnh: Như Ý).
Giá vàng đồng loạt vọt tăng
TPO - Sáng nay (29/3), giá vàng trong nước tăng tới 700.000 đồng/lượng, lên mức 81 triệu đồng/lượng vàng SJC, vàng nhẫn tròn trơn vượt 70 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh cao mới, lên mức 2.232 USD/ounce.