Đắk Lắk: Bộ Y tế “ngâm”, Công an-Kiểm sát tỉnh “mách” Thủ tướng

Đắk Lắk: Bộ Y tế “ngâm”, Công an-Kiểm sát tỉnh “mách” Thủ tướng
TP - Hai tuần sau khi ký Báo cáo số 532/CA-VKS ngày 11/8/2017 gửi Ban Nội chính Trung ương và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, về việc Bộ Y tế gây khó cho việc điều tra dấu hiệu tham nhũng tại Sở Y tế Đắk Lắk, mới đây liên ngành Công an-Kiểm sát tỉnh Đắk Lắk tiếp tục gửi báo cáo số 566 lên Thủ tướng Chính phủ.

Với tiêu đề “Bộ Y tế chậm giám định gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng”, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cùng Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ký văn bản số 566 báo cáo Thủ tướng.

Nội dung báo cáo thể hiện một số dấu hiệu sai phạm trong công tác đấu thầu thuốc của Sở Y tế Đắk Lắk, mà để làm rõ theo quy định của pháp luật, cần có sự vào cuộc của Bộ Y tế trong việc giám định quy trình. Tuy nhiên, từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2017, Cơ quan điều tra của tỉnh Đắk Lắk đã 4 lần gửi Quyết định trưng cầu tới Bộ Y tế, tới nay Bộ này vẫn chưa ban hành kết luận, gây khó cho việc điều tra, dẫn đến vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Báo cáo số 566 trình bày trong đợt đấu thầu thuốc năm 2013-2014, Sở Y tế Đắk Lắk đã không tổ chức đấu thầu theo hướng dẫn của các Thông tư liên bộ đã ban hành, mà viện nhiều lý do để gia hạn các gói thầu trúng trước đó, dẫn đến thiệt hại ngân sách hơn 5,5 tỷ đồng.

Tiếp đến đợt đấu thầu thuốc 2014-2015, Sở Y tế đã để xảy ra các sai phạm trong lựa chọn nhà thầu và xếp nhóm thuốc dự thầu. Chỉ với riêng 7 mặt hàng được Sở Y tế xếp sai nhóm thuốc, một công ty dược phẩm tư nhân đã được thanh lý hợp đồng hơn 5,3 tỷ đồng. Báo cáo 566 đồng gửi Bộ trưởng Bộ Y tế để chỉ đạo thực hiện, và lãnh đạo tỉnh để biết.

Trong chuỗi diễn biến làm rõ các dấu hiệu sai phạm của ông Doãn Hữu Long - Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk qua 2 bài điều tra “Làm báo giữa điệp trùng cạm bẫy”, và “ Những tố cáo bất ngờ về ông giám đốc Sở” đăng trên 2 số báo Tiền Phong ngày 26, 27/4/2017, ông Y Phu Êban, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định thành lập đoàn Thẩm tra xác minh số 604 (TTXM), cử ông Phan Xuân Lĩnh Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy làm trưởng đoàn.

Đoàn TTXM đã có 3 cuộc làm việc với báo Tiền Phong tại Sở Thông tin &Truyền thông và Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk, đồng thời cử nhóm xác minh do ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy làm trưởng nhóm công tác ngoại tỉnh để thu thập các thông tin liên quan.

Trong cuộc làm việc ngày 23/8/2017 với đại diện báo Tiền Phong, ông Phan Xuân Lĩnh cho biết do ông Long không thừa nhận giọng nói trong các file ghi âm có những nội dung thể hiện quan hệ bất chính, xúc phạm lãnh đạo tỉnh, tổ chức gài bẫy bôi nhọ và dọa trả thù nhà báo, mà bà Lê Thị Hồng Linh đã chuyển cho đại diện báo Tiền Phong với giải thích đó là các cuộc đối thoại giữa ông Long với bà Linh, sau đó đại diện báo Tiền Phong cung cấp cho các cơ quan chức năng tỉnh vào cuộc điều tra xử lý, nên tỉnh phải tiến hành trưng cầu giám định giọng nói. Theo ông Lĩnh, quá trình giám định giọng nói khiến thời gian xử lý vụ việc kéo dài, các cuộc thanh tra Sở Y tế phải tạm dừng, có thể đến hết năm nay vẫn chưa xong.

Nội dung báo cáo thể hiện một số dấu hiệu sai phạm trong công tác đấu thầu thuốc của Sở Y tế Đắk Lắk, mà để làm rõ theo quy định của pháp luật, cần có sự vào cuộc của Bộ Y tế trong việc giám định quy trình. Tuy nhiên, từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2017, Cơ quan điều tra của tỉnh Đắk Lắk đã 4 lần gửi quyết định trưng cầu tới Bộ Y tế, tới nay Bộ này vẫn chưa ban hành kết luận, gây khó cho việc điều tra, dẫn đến vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.