Đài Loan, Malaysia mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam

Đài Loan, Malaysia mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam
TPO - Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, sau khi dịch COVID-19 có chuyển biến tích cực, hiện Đài Loan (Trung Quốc) đã mở cửa hoàn toàn để tiếp nhận lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam có thể quay trở lại làm việc tại Malaysia sau ngày 31/8.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, Chính phủ Malaysia đã chính thức thông báo kết thúc Lệnh hạn chế di chuyển có hiệu lực từ ngày 18/3 - 9/6, chuyển sang áp dụng Lệnh hạn chế di chuyển giai đoạn phục hồi (Recovering Movement Control Order - RMCO) từ 10/6-31/8. 

Theo đó, lệnh RMCO cho phép các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, thể thao, tôn giáo hoạt động trở lại bình thường với điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh dịch. Việc di chuyển giữa các bang được nới lỏng nhưng tiếp tục đóng cửa biên giới.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia có thể quay trở lại làm việc trong các ngành, khu vực không bị ảnh hưởng bởi lệnh RMCO. Tuy nhiên, việc nhập cảnh của lao động mới vào Malaysia chỉ được phép sau ngày 31/8.
Cũng theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, sau khi dịch COVID-19 có chuyển biến tích cực, một số nước muốn tiếp nhận lại lao động Việt Nam để khôi phục sản xuất. Hiện, đã có Đài Loan (Trung Quốc) mở cửa hoàn toàn để tiếp nhận lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, số lượng lao động bị giới hạn. Còn với Hàn Quốc, nước này cũng đã cho phép lao động nhập cảnh từ đầu tháng 6 đối với một chương trình như thuyền viên, đánh cá… (trừ chương trình EPS).
 Đối với Nhật Bản, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hai bên vẫn đang đàm phán. Dự kiến hai nước sẽ tiếp nhận khoảng 250 người/ngày bao gồm lao động, và các chuyên gia…và mở cửa vào tháng 7 và tháng 8 tới.
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.