Đại diện cho quyền lợi của người trẻ

Đại diện cho quyền lợi của người trẻ
TP - Từ hôm nay (4-5), nhiều cán bộ Đoàn ứng cử đại biểu Quốc hội bắt đầu tiếp xúc cử tri thực hiện quyền vận động bầu cử.

Cán bộ Đoàn ứng cử đại biểu Quốc hội:

Đại diện cho quyền lợi của người trẻ

Là một trong những ứng cử viên do T.Ư Đoàn giới thiệu, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội SVVN, chia sẻ, trở thành đại biểu Quốc hội là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm lớn lao.

“Bản thân tôi tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp xúc và lắng nghe ý kiến cử tri, nắm chắc địa bàn ứng cử để đề xuất giải pháp đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương cũng như của đất nước.

Có 3 cán bộ Đoàn thế hệ 8X ứng cử đều là nữ, gồm: Bùi Thị Bích Thủy (SN 1980), Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Nai; Hà Thị Hương (SN 1981), Bí thư Huyện Đoàn Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Nguyễn Thụy Yến Phương (SN 1984), Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Vĩnh Long.

Với vai trò cán bộ Đoàn, tôi thấy còn nhiều vấn đề cần bàn thảo trên diễn đàn Quốc hội như các cuộc vận động trong toàn Đoàn, tiếp tục triển khai sáng tạo phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế xã hội, 4 đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp; vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an sinh xã hội cần tiếp tục được quan tâm và tạo môi trường thuận lợi cho TN tham gia”, anh Nguyễn Đắc Vinh nói.

Theo anh Vinh, cần bàn thảo trên diễn đàn Quốc hội và có chính sách thích hợp cho TN về các vấn đề như học tập, trang bị kiến thức để họ tiếp thu và ứng dụng kiến thức khoa học mới hiệu quả; Chính sách dạy nghề sát với nhu cầu sử dụng, nâng cao tay nghề, thu nhập; Tiếp tục quan tâm và nhân rộng các mô hình làm giàu, giúp thanh niên lập thân lập nghiệp...

Anh Ngọ Duy Hiểu, Bí thư Thành Đoàn Hà Nội, Chủ tịch Hội sinh viên thành phố Hà Nội, ứng cử viên tại Hà Nội bày tỏ, anh luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến cử tri, đặc biệt cử tri trẻ. “Nếu được bầu sẽ phản ánh trên diễn đàn Quốc hội vấn đề học tập, việc làm, vui chơi giải trí của thanh thiếu nhi nhằm thu hút sự quan tâm hơn nữa của Quốc hội”. anh Hiểu nói.

Qua hơn 10 năm tham gia giảng dạy luật, anh Hiểu cho biết, nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, anh sẽ đề xuất, xây dựng các dự thảo luật, chính sách liên quan đến thanh thiếu nhi mang tính khả thi hơn. “Tôi quan tâm xây dựng nhiều luật khác liên quan đến quyền lợi của đông đảo thanh niên. Ngoài ra, tôi đề xuất và bổ sung những điều có thể tạo cơ hội cho TN tư duy sáng tạo; cơ chế để người trẻ khẳng định, cống hiến. Tôi cũng kiến nghị các gia đình quan tâm hơn đến giáo dục TTN, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho giới trẻ. Ngoài ra, tôi quan tâm và mong muốn đưa những vấn đề bức xúc trong đời sống dân sinh, xây dựng đô thị, quy hoạch Thủ đô lên diễn đàn Quốc hội”, anh Hiểu nói.

Các ứng cử viên là cán bộ Đoàn

Tham gia ứng cử Quốc hội nhiệm kỳ này còn có 7 Bí thư, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tại các tỉnh, thành Đoàn như: Đỗ Ngọc Huy, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Bình Dương; Bùi Xuân Thống, Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Nai; Huỳnh Thị Hoài Thu, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp; Châu Thanh Hải, Bí thư Tỉnh Đoàn Ninh Thuận; Đinh Công Sỹ, Bí thư Tỉnh Đoàn Sơn La; Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh; Đào Xuân Yên, Bí thư Tỉnh Đoàn Thanh Hóa.

Ngoài ra còn có nhiều cán bộ Đoàn khác ứng cử: Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam; Bùi Thị Bích Thủy, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Đồng Nai; Trần Thị Diệu Thuý, Phó Bí thư Thành Đoàn TPHCM; Lê Văn Hiểu, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty cổ phần máy và thiết bị phụ tùng (SEATECH), Phó Chủ tịch T.Ư Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Đà Nẵng...

Từ ngày 4 đến 10 - 5, hai ứng viên do T.Ư Đoàn giới thiệu gồm: PGS-TS Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam; Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam lần lượt vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử số 1 Đăk Nông và đơn vị bầu cử số 4 tại TPHCM.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.