Đại dịch không bao giờ kết thúc…

Đại dịch không bao giờ kết thúc…
Dù nhân loại có phải đối mặt với COVID-19 hay không thì Trái Đất cũng còn lâu mới thoát khỏi đại dịch ô nhiễm mà con người chính là mầm bệnh- kiêm nạn nhân.

Một số người bày tỏ sự thương tiếc khi đế chế xiếc Cirque Du Soleil phá sản. Số nợ 1 tỉ USD thực ra cũng chỉ gần bằng số tiền họ thu về hằng năm thuở hoàng kim, cùng lúc có show tại 300 thành phố. Doanh nghiệp to cỡ đó đương nhiên sẽ nằm trong lứa nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng hậu COVID-19. Tuy nhiên, phá sản đúng lộ trình xem ra cũng không có gì quá phải lo ngại. Ngoài  sự hỗ trợ từ chính phủ, Cirque Du Soleil còn được các nhà đầu tư rót thêm 300 triệu USD. Trong đó, 15 triệu dành để hỗ trợ các nhân viên bị chấm dứt hợp đồng, 5 triệu cho các nghệ sĩ tự do.

Loài virus corona kiểu mới có vẻ dị ứng với những thứ khổng lồ hoặc to tiền. Ngành thời trang dự kiến sẽ bị giảm doanh số tối đa 30% so với 2019, trong đó thời trang cao cấp có thể sẽ giảm tới 39%. Hermès may khẩu trang thay cho khăn quàng, các xưởng nước hoa của hãng xoay sang pha chế nước rửa tay...

Việc COVID-19 kìm hãm ngành thời trang kể cũng tốt. Các doanh nghiệp hẳn đều mong chờ nhịp độ mua sắm quay trở lại khi đại dịch kết thúc. Nhưng sẽ tốt hơn cho môi trường nếu con người tiết giảm những nhu cầu phù phiếm và hiểu ra quần áo tốt nhất chỉ dùng để mặc (thay vì thể hiện đẳng cấp). Và hãy mặc cho đến khi chúng hỏng thì hơn là “có (mốt) mới nới cũ”. Dù sao chúng ta cũng có thể dễ dàng học tập mấy danh nhân như Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay Bill Gates ở khoản ăn mặc giản tiện, chỉ độc một màu áo, kiểu quần. Tâm lý học chỉ ra việc phải quyết định mặc gì mỗi khi ra đường cũng khiến ta mệt mỏi và các đại tỉ phú lãi trước tiên là thời gian dư ra khi khỏi phải chọn lựa.

Mô hình thời trang nhanh vô cùng thành công thời tiền COVID-19. Sự phổ biến của dòng quần áo đẹp như hàng hiệu nhưng giá lại rẻ đã khiến người tiêu dùng không thể cưỡng, mặc cho việc chúng không hề bền. Theo EKOenergy, một người vào năm 2014 sở hữu nhiều quần áo nhiều hơn 60% so với 2000, trong khi thời gian sử dụng chỉ bằng một nửa. Năm 2014, người Mỹ mua quần áo nhiều gấp 5 lần so với 1980. Và COVID-19 hẳn đã cứu được kha khá quần áo tạm thời thoát khỏi bãi rác.

Thời trang là ngành công nghiệp đứng thứ nhì trong việc gây ô nhiễm nguồn nước. Mỗi năm thế giới lãng phí đến 500 tỉ USD cho những đồ thời trang không bao giờ được bán hay sử dụng... Nhưng “lỗ hà ra lỗ hổng”. Trong khi chúng ta có khi còn chưa kịp quen với lối sống tiết kiệm thì môi trường lại phải chịu một gánh nặng mới. Hàng tỉ khẩu trang sẽ đi về đâu sau khi bị người dùng vứt toẹt xuống đường? Đồ bảo hộ và khẩu trang dùng một lần giúp chúng ta chiến đấu với COVID-19 đã ra đến biển, báo chí loan tin. Không loại trừ vỏ chai nước rửa tay… Nguồn nhựa khổng lồ này rồi sẽ trở lại bàn ăn của chúng ta thông qua chuỗi thức ăn.

Hẳn là khi mải cứu mạng mình, con người đã không còn nguồn lực nào để ngăn chặn thảm họa môi trường nhãn tiền này (?) Dù nhân loại có phải đối mặt với COVID-19 hay không thì Trái Đất cũng còn lâu mới thoát khỏi đại dịch ô nhiễm mà con người chính là mầm bệnh- kiêm nạn nhân.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.