> Lấy phiếu tín nhiệm tại QH: Sẽ 'vo tròn' để tồn tại (?)
> Không đổi tên nước
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Huỳnh Thành |
Cụ thể, đại biểu Huỳnh Thành cho rằng nên nghiên cứu sửa đổi nội dung bài Quốc ca, trong đó nên thay đoạn “đường vinh quang xây xác quân thù” bằng lời khác, do bối cảnh lịch sử xã hội đã thay đổi.
Ông Huỳnh Thành cho rằng: Tôi thấy Quốc ca hiện nay có giai điệu hào hùng rất phù hợp và đi vào lòng người, nhưng nên thay lời mới cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ví dụ, nên sửa những câu chữ như "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác”
Từ đó, Đại biểu Thành đề xuất nên chỉnh lại khoản 3, Điều 13 thành “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nền nhạc bài Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao”.
Trước đó, tại trang web duthaoonline.quochoi.vn, vấn đề Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca trước đã từng được người dân đề cập. Các ý kiến đều theo hướng phân tích nội dung ca từ trong bài “Tiến quân ca” của nhạc sỹ Văn Cao thể hiện hào khí cách mạng nhưng không còn phù hợp trong giai đoạn hòa bình, phát triển của đất nước hiện nay.
Trong bản tổng hợp ý kiến góp ý sửa Hiến pháp, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng cho biết có ý kiến trong nhân dân đề nghị thay đổi các chi tiết, màu sắc trong Quốc kỳ, Quốc huy và phần lời của bài Quốc ca. UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp kiến giải, việc sử dụng các biểu trưng này đã có quá trình lịch sử tương đối lâu dài, đã được quy định và sử dụng ổn định từ Hiến pháp năm 1980 đến nay. Do vậy, cơ quan soạn thảo đề nghị kế thừa, giữ nguyên các quy định này của Hiến pháp hiện hành.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước Bùi Mạnh Hùng. |
Đối với vấn đề thành lập Hội đồng hiến pháp, Đại biểu Bùi Mạnh Huỳnh đề xuất Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng hiến pháp và Hội đồng hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, có chức năng nhu kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội khi phát hiện có vi hiến.
Hôm qua, (3/6), tại phiên thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đa số các ý kiến đều tập trung quanh vấn đề đổi tên nước, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, quyền con người, chế động kinh tế, cơ chế kiểm soát quyền lực, về chính quyền địa phương.
Đa phần các ý kiến đồng tình với dự thảo là giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hầu hết các ý kiến phát biểu đều khẳng định vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội.