'Đại án' Ngân hàng Xây dựng: 'Vẽ' hợp đồng tiền gửi 3.190 tỷ đồng

Sau 13 ngày xét xử, nay phiên tòa ‘đại án’ 9.000 tỷ đồng bắt đầu phần xét hỏi của các luật sư. Do ông Thanh nhập viện và bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh) phải lo cho bố mình nên vậy ông Thanh và bà Bích cùng không tham gia phiên tòa hôm nay. Ảnh: Tân
Sau 13 ngày xét xử, nay phiên tòa ‘đại án’ 9.000 tỷ đồng bắt đầu phần xét hỏi của các luật sư. Do ông Thanh nhập viện và bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh) phải lo cho bố mình nên vậy ông Thanh và bà Bích cùng không tham gia phiên tòa hôm nay. Ảnh: Tân
TPO - Liên quan đến 'hợp đồng tiền gửi' 3.190 tỷ đồng của bà Trần Ngọc Bích đối với VNCB, bị cáo Hoàng Đình Quyết khai rằng hợp đồng tiền gửi này được lập không hề được hạch toán trong sổ sách ngân hàng mà chỉ là chứng từ lập ra cho có. 

Tiếp tục ngày xét xử thứ 14 của phiên tòa ‘đại án’ gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Hôm nay (5/8), tòa cho các luật sư tham gia xét hỏi các bị cáo và người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan. Trong vụ án này, có 45 luật sư tham gia xét hỏi 36 bị cáo và hơn 150 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM - đại diện cho nhóm 4 luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh), hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết (phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang).

Về tình tiết ‘ghi nhầm giới tính’ trên hợp đồng tiền gửi 3.190 tỷ đồng của bà Bích đối với VNCB, luật sư nêu hợp đồng ghi rằng “Ông Trần Ngọc Bích” chứ không phải “Bà”.

Bị cáo Hoàng Đình Quyết trả lời: “Hợp đồng tiền gửi này được lập không hề được hạch toán trong sổ sách ngân hàng, mà cũng không phải nhóm bà Bích yêu cầu gửi tiền đúng theo quy định mà chỉ là chứng từ lập ra cho có. Nội dung hợp đồng không chỉ sai chính tả ông hay bà mà còn sai nhiều nội dung khác”.

Luật sư Hoài hỏi tiếp bị cáo Quyết “Tại sao hợp đồng này anh nói chỉ nói là hình thức và việc sai này có ràng buộc trách nhiệm gì về sau của ngân hàng?”

Bị cáo Quyết trả lời rằng “Thời hạn sổ tiết kiệm này của bà Bích là có kỳ hạn 2 tháng chứ không phải không có kỳ hạn. Khi phát hành sổ tiết kiệm có kỳ hạn. Hợp đồng tiền gửi này chỉ là hình thức, không có giá trị bởi tiền không vào”.

Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) cũng cho biết trên sổ sách, hệ thống ngân hàng cũng không có hiển thị hợp đồng tiền gửi này và giải thích:

“Các hợp đồng tiền gửi này chỉ dùng trong trường hợp ông Danh vay tiền của nhóm bà Bích nhưng nếu không trả thì nhóm bà Bích sẽ đưa hợp đồng tiền gửi này ra để ràng buộc trách nhiệm của VNCB”.

Về lãi phát sinh cho khoản vay giữa ông Danh và nhóm bà Bích, bị cáo Mai cũng trả lời với HĐXX là tổng số tiền lãi ông Danh đã chi trả khoảng 2.500 tỷ đồng.

Trả lời ý kiến luật sư, đại diện của ông Trần Quý Thanh tại phiên tòa phủ nhận việc ông Thanh đã cho nhân viên của mình mượn tiền để đứng tên các sổ tiết kiệm của VNCB dù trước đó, hầu như các cá nhân đứng tên sổ tiết kiệm tại VNCB và cả bà Bích đều khai nguồn tiền tại sổ tiết kiệm là do ông Thanh cho mượn.

Trả lời câu hỏi về quan hệ giữa ông Danh và ông Thanh, đại diện ông Trần Quý Thanh trả lời rằng “Ông Thanh với tư cách là Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát nên ông Thanh gặp rất nhiều người, trong đó có thể có ông Danh”.

Đáp lời phía đại diện ông Thanh, ông Danh nói rằng ông “Thường xuyên gặp ông Thanh tại văn phòng ông Thanh, tại những buổi tiệc Cty giữa các bên thì đều mời người còn lại…”.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.