Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà

Lễ hội Gầu Tào ở trên đỉnh non cao, lưng chừng núi, lưng chừng đèo.
Lễ hội Gầu Tào ở trên đỉnh non cao, lưng chừng núi, lưng chừng đèo.
TPO - Hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông ở xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, bắt nguồn từ tục lệ cúng tạ trời đất ban cho con cái và sức khỏe.

Lễ hội Gầu Tào đầu xuân này do trung tâm văn hóa huyện và xã đứng ra tổ chức tại thửa ruộng trên đỉnh núi rộng trên 3ha của xã Thải Giàng Phố. Ngoài các trò chơi dân gian, lễ hội còn có thêm các môn thi bóng đá, cầu lông, thổi kèn Mông.... Lễ hội diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6 Tết Kỷ Hợi, thu hút hàng chục ngàn khách trong nước và khách nước ngoài.

“Hội chơi đồi hoặc hội chơi núi mùa xuân” tiếng Mông gọi là “Gẩu Tào” nay quen gọi là Gầu Tào phản ánh rõ bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Mông trong sinh hoạt cộng đồng.

Ở lễ hội xưa, người dân thường dựng một cây nêu theo hướng đông, đón ánh mặt trời. Việc chuẩn bị cho lễ hội Gầu Tào thường diễn ra vào ngày 25, 26 tháng Chạp âm lịch với hai nghi lễ là chặt tre và dựng cây nêu.

Mọi người trong vùng truyền tin cho nhau biết có hội Gầu Tào. Không khí hội hè nhộn nhịp, mọi người tập luyện để chơi hội. Người luyện lại các bài khèn, giọng khèn, động tác múa khèn và chỉ bảo cho con cháu cùng luyện tập. Người luyện lại bắn nỏ, đua ngựa hoặc các miếng võ, bài quyền để “khoe tài” trước thiên hạ.  Ngày hội là dịp nam nữ diện quần áo đẹp, vui chơi cùng chúng bạn, gặp gỡ người yêu...

Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 1 Nam thanh nữ tú trên đường đi hội.
Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 2

Áo em thêu chỉ biếc hồng đậm đà bản sắc bên cây nêu – biểu trưng của Hội Gầu Tào.

Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 3 Niềm vui bên rừng mận.

Vào chính hội mùng 4 Tết, chủ lễ và người giúp việc treo đồ lễ lên cây nêu rồi làm lễ. Sau khi đại diện chính quyền địa phương khai hội, hàng ngàn người dự hội tỏa ra sân, các triền đồi, thửa ruộng khô để hát, trình diễn và thưởng thức các trò chơi dân gian như thổi sáo, đánh quay, bắn nỏ, người múa khèn, múa gậy sinh tiền, hát đối giao duyên…

Tiếng khèn Mông réo rắt. Tiếng sáo Mông lan tỏa trong sắc hoa đào. Váy áo Mông rực rỡ. Vòng cổ, vòng tay lấp lánh ánh bạch kim, các cô gái, chàng trai Mông trổ tài múa hoặc thi đấu khèn. Tiếng khèn lúc da diết gọi bạn, lúc náo nức như vó ngựa phi, như tiếng thác đổ... Họ vừa thổi khèn vừa múa.

Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 4
Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 5 Múa khèn.
Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 6

Hát đối giao duyên chỉ có ở lớp trung niên và người cao tuổi còn nam thanh nữ tú thì tò mò xem. 

Đám hát đối đáp, hát giao duyên cũng cuốn hút người đi hội. Màn thi hát đối đáp nam nữ ngày xưa còn gọi là hát ống độc đáo. Nơi bãi đất rộng, tập trung nam nữ là dàn ống hát. Ống hát làm bằng ống tre nối với nhau bằng dây tơ tằm dài độ 40m đến 50m. Các tốp nam, nữ thi hát đối đáp lời hát truyền nguyên vẹn qua sợi dây, phải áp tai vào ống để nghe cho đến khi có người thua mới thôi. Còn ở hội Gầu Tào năm nay, mọi người hát bằng micro và nhìn qua màn hình điện thoại.

Chọi quay ba vòng Bắc Hà độc đáo nhất. Con quay làm bằng gỗ đinh, gỗ lim hoặc chò chỉ nặng từ 0,2kg đến 0,3kg, đẽo hình tròn, phần trên gọt tròn, nhẵn vuốt thành núm. Môn thi đòi hỏi các chàng trai phải có kỹ năng nhìn tinh, liệng trúng đích, phải khỏe để liệng xa...

Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 7
Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 8 Thi chọi quay, môn thể thao không thể thiếu của hội Gầu Tào. Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 9 Môn thể thao vua trên cao nguyên trắng.
Đặc sắc lễ hội Gầu Tào trên đỉnh non cao Bắc Hà ảnh 10 Lừa bóng qua thủ môn với sự ngỡ ngàng của người xem.

Hội Gầu Tào ở Thải Giàng Phố năm nay bà con các dân tộc và khách du lịch còn được thưởng thức bóng đá trên mặt ruộng và thi đấu cầu lông các xã...

Hội Gầu Tào là lễ hội lớn, quy mô cộng đồng, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào dân tộc Mông ở Bắc Hà. Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Bắc Hà đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn: hoá phi vật thể quốc gia (2012).

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.