Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác?

HHT - Tiêm vắc-xin COVID-19 là điều được rất nhiều người mong chờ để mau chóng trở lại cuộc sống bình thường. Người được tiêm vắc-xin tất nhiên sẽ phòng chống được bệnh, nhưng có một điều mà nhiều người cũng thắc mắc, đó là nếu một người đã tiêm vắc-xin rồi mà nhiễm SARS-CoV-2, tức là mang virus trong người, thì liệu người đó có còn khả năng lây cho những người mà họ tiếp xúc không?

Nhiều nước trên thế giới đã triển khai việc tiêm vắc-xin COVID-19 từ vài tháng nay. Các loại vắc-xin hiện đã được một số nước duyệt sử dụng như Pfizer/ BioNTech, Moderna, AstraZeneca (loại vừa được nhập về Việt Nam)... đều đã chứng minh là chúng rất hiệu quả trong việc chống COVID-19, giảm số ca bệnh nhập viện và tử vong.

Nhưng có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là: Khi đã được tiêm vắc-xin thì một người sẽ giảm nguy cơ mắc COVID-19, nhưng nếu họ vẫn nhiễm virus và mang virus trong người, thì liệu họ có truyền bệnh cho những người chưa được tiêm mà tiếp xúc với họ không? 

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác? ảnh 1

Hàn Quốc cũng đang chuyển vắc-xin AstraZeneca đến các cơ sở y tế, chuẩn bị thực hiện tiêm chủng. Ảnh: Reuters.

Giả định là một người đã được tiêm vắc-xin COVID-19 rồi vẫn nhiễm virus corona mới (do họ tiếp xúc với người bệnh chẳng hạn). Do đã tiêm vắc-xin nên khả năng lớn là người này sẽ không có triệu chứng gì cả, hoặc rất nhẹ, ở mức không đáng kể. Nhưng vì họ vẫn có virus trong người, thì khả năng lây nhiễm của họ là thế nào?

Trong trường hợp này, thực ra, vắc-xin vẫn rất có ích với bản thân người đó và tiếp tục bảo vệ cả những người xung quanh, theo các nghiên cứu tính đến nay. Đó là vì một yếu tố quan trọng: Lượng virus trong mũi và cổ họng người mang virus. 

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác? ảnh 2

Các y tá tham gia buổi diễn tập tiêm phòng vắc-xin COVID-19 tại một cơ sở y tế ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Kim Hong-Ji/ Pool/ Reuters.

Trước hết, chúng ta cần nhìn vào thực tế: Không phải ai nhiễm COVID-19 cũng có tỷ lệ lây cho người khác ngang nhau. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học nổi tiếng The Lancet khẳng định, một người mang lượng virus càng nhiều trong cơ thể thì càng dễ phát bệnh nặng hơn. Đồng thời, số virus mà họ "thả" vào không khí (qua việc thở, ho...) cũng nhiều hơn. Do đó, họ có thể lây bệnh cho nhiều người khác hơn.

Mà vắc-xin thì có tác động tuyệt vời thế này đối với người đã tiêm: Vắc-xin sẽ làm giảm đáng kể lượng virus trong mũi và cổ họng, cũng như trong cơ thể người đó (nếu họ chẳng may vẫn nhiễm SARS-CoV-2). Có nghiên cứu cho rằng lượng virus đó sẽ giảm đến 4 lần (so với trường hợp người bị nhiễm chưa tiêm vắc-xin). Vì mang lượng virus ít, nên họ cũng ít có khả năng lây cho người khác hơn. Mà nếu họ có lây cho người khác, thì người bị lây cũng ít có nguy cơ bị bệnh nặng, do chỉ "nhận" ít virus thôi.

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác? ảnh 3

Việc tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ chính người được tiêm, mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh họ. Ảnh: Business Today.

Tóm lại là, vắc-xin không chỉ giữ an toàn cho người được tiêm, mà còn giúp những người xung quanh họ cũng an toàn hơn nữa. Chẳng hạn, khi nhân viên y tế được tiêm vắc-xin thì không chỉ bản thân họ ít có nguy cơ mắc bệnh, mà nếu chẳng may họ vẫn nhiễm SARS-CoV-2 và mang virus trong người, thì nguy cơ họ lây cho các bệnh nhân khác hoặc cho gia đình họ cũng giảm đi.

Dù sao, tất nhiên là những biện pháp phòng bệnh thông thường như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách… vẫn là rất cần thiết để chống COVID-19, cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?