Đã tiêm vắc-xin nhưng chưa được cập nhật trên Sổ sức khỏe điện tử, làm ngay thao tác này!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Hiện nay, thông tin tiêm chủng vắc-xin COVID-19 của người dân được cập nhật trên Sổ sức khỏe điện tử. Tuy nhiên, số lượng tiêm chủng rất đông cùng lúc nên một số cơ sở y tế chưa kịp cập nhật thông tin lên hệ thống. Vì vậy, bạn có thể tự điền thông tin và gửi đến Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 để được cập nhật các mũi tiêm.

Sổ sức khỏe điện tử là một ứng dụng trên nền tảng thiết bị điện tử của Bộ Y tế giúp người dân Việt Nam biết và tự quản lý thông tin sức khỏe của bản thân, chủ động trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân.

Ứng dụng giúp cho nhân viên y tế thu thập thông tin, giảm ùn tắc ở các điểm tiêm vắc-xin, hạn chế khả năng lây nhiễm cho người dân khi đi tiêm vắc-xin COVID-19, hỗ trợ kịp thời các vấn đề về sức khỏe cho người dân.

Để biết thông tin tiêm vắc-xin COVID-19 của mình đã được cập nhật trên hệ thống hay chưa, bạn cần cài đặt ứng dụng (app) Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh, sau đó điền các nội dung theo yêu cầu để đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản, bạn chạm vào mục "Chứng nhận ngừa COVID", sẽ hiển thị số mũi tiêm mà bạn đã được tiêm.

Đã tiêm vắc-xin nhưng chưa được cập nhật trên Sổ sức khỏe điện tử, làm ngay thao tác này! ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Nếu bạn đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc-xin COVID-19 mà Sổ sức khỏe điện tử chưa thể hiện thì cần gửi phản ánh tới Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 để được cập nhật. Các bước gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 như sau:

Đã tiêm vắc-xin nhưng chưa được cập nhật trên Sổ sức khỏe điện tử, làm ngay thao tác này! ảnh 2

Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report.

Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết, như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố… Lựa chọn 1 trong 3 loại phản ánh phù hợp với bạn:

- Tôi đã tiêm mũi 1 nhưng chưa có Chứng nhận tiêm.

- Tôi đã tiêm mũi 2 nhưng chỉ có Chứng nhận tiêm mũi 1.

- Tôi đã tiêm cả 2 mũi nhưng chưa có Chứng nhận tiêm mũi 1 và mũi 2.

Bước 3: Điền thông tin của mũi tiêm và tải ảnh chụp hoặc file ảnh “GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM VACCINE COVID-19”.

Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”.

Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ hệ thống TIEM CHUNG gửi tới số điện thoại đăng ký ở bước 2, và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh.

Bạn sẽ nhận được thông báo "Gửi phản ánh thành công" và kiểm tra lại trên Sổ sức khỏe điện tử vào những ngày sau. Chúc bạn thành công!

Đã tiêm vắc-xin nhưng chưa được cập nhật trên Sổ sức khỏe điện tử, làm ngay thao tác này! ảnh 6
Theo HCDC
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?