Đà Nẵng vinh danh các nhà khoa học ĐH Duy Tân

Các nhà khoa học ĐH Duy Tân nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng trong năm 2016.
Các nhà khoa học ĐH Duy Tân nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng trong năm 2016.
UBND Tp. Đà Nẵng vừa vinh danh và trao tặng Bằng khen cho các nhà khoa học của Đại học (ĐH) Duy Tân. Với đóng góp 26/26 bài báo ISI xuất sắc nhất trong năm 2016, trong đó có 22 bài là của riêng các tác giả của trường, ĐH Duy Tân có thể xem là đơn vị có đóng góp nghiên cứu khoa học quốc tế hàng đầu ở Đà Nẵng, so với toàn bộ các trường đại học công lập và tư thục khác trên cùng địa bàn.

Ngày 28/12/2016, UBND Tp. Đà Nẵng đã tổ chức trao thưởng cho các tác giả của 3 sáng chế và 26 bài báo xuất sắc công bố trên các tạp chí tạp chí ISI trong năm 2016. Trong tổng số 26 bài báo ISI được khen thưởng, có 22 bài báo do các Nhà Khoa học Duy Tân là tác giả chính và 4 bài báo còn lại có sự kết hợp thực hiện giữa các nhà khoa học ĐH Duy Tân và ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.

Qua quá trình 5 năm đầu tư cải tạo công tác nghiên cứu khoa học, thành tích trong lĩnh vực này của ĐH Duy Tân đã ghi lại những dấu ấn mới đáng trân trọng. Chỉ riêng trong năm 2016, trường đã có 214 công bố quốc tế, trong đó có 205 bài báo thuộc ISI. Tăng hơn gấp đôi so với năm 2015 (có 105 công bố quốc tế, trong đó có 101 bài báo thuộc ISI).

Nhiều công bố ISI của ĐH Duy Tân được khen thưởng trong đợt này có chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) khá cao, thuộc các lĩnh vực nghiên cứu như: Vật lý, Xây dựng, Hóa Môi trường,… Tiêu biểu trong số đó là bài báo “DNA redox hydrogels: Improving mediated enzymatic bioelectrocatalysis” đăng tải trên tạp chí ACS Catalysis có chỉ số ảnh hưởng IF=9.31. 

Bên cạnh đó, rất nhiều bài báo có chỉ số IF gần đạt 4. như bài báo “Novel photo-curable polyurethane resin for stereolithography”đăng trên tạp chí RSC Advances với chỉ số IF=3.84 hay bài báo “Ground-stage and spectral signatures of cavity exciton-polariton condensates” đăng trên tạp chí Physical Review Bcó chỉ số IF=3.73,…

Trong suốt quá trình làm việc tại ĐH Duy Tân, nhiều nhà khoa học Duy Tân cũng đã được vinh danh trước đó. TS. Lê Đức Toàn được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (Việt Nam) công nhận là Phó Giáo sư đầu tiên nhận vinh dự này khi đang làm việc ở một trường Ngoài công lập. TS. Hồ Khắc Hiếu được công nhận là Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2015. TS. Phan Văn Nhâm nhận Giải thưởng Nghiên cứu Trẻ tại Tp. Buôn Ma Thuột năm 2014,…

Hiện tại, ĐH Duy Tân đang triển khai 14 đề tài Nafosted cùng nhiều đề tài hợp tác trong nước và quốc tế. Trước thành tích nghiên cứu của ĐH Duy Tân, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hiếu (vừa được công nhận Phó Giáo sư năm 2016) chia sẻ: “Là một người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, tôi vui mừng khi bản thân và nhiều đồng nghiệp ĐH Duy Tân có các công bố quốc tế thuộc ISI được thành phố ghi nhận và tặng Bằng khen đợt này. Đây là một sự động viên rất ý nghĩa cho những người hoạt động trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ đang làm việc tại thành phố. Với số lượng lớn các Nhà Khoa học của ĐH Duy Tân được nhận Bằng khen trong dịp này đã khẳng định chủ trương đầu tư cho nghiên cứu khoa học của nhà trường là thực sự đúng đắn cũng như năng lực nghiên cứu của các Nhà Khoa học Duy Tân đang từng bước đạt đến độ ‘chín’ với những công bố ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.”

Institute for Scientific Information (ISI) - Viện Thông tin Khoa học Hoa Kỳ đã xét chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới một cách khắt khe và kỹ lưỡng để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ. Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế thường sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các chính sách khoa học, kỹ thuật.

ISI lúc đầu chỉ bao gồm tập hợp SCI (Science Citation Index) với khoảng 4.000 tạp chí Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ có chất lượng cao và có truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Về sau SCI mở rộng thành tập hợp SCIE (Science Citation Index Expanded) với khoảng 7.000 tạp chí xuất bản từ năm 1900 đến nay. 

Hiện nay, ISI còn bao gồm tập hợp SSCI (Social Science Citation Index) với hơn 2.000 tạp chíxuất bản từ năm 1956 đến nay và A&HCI (Arts & Humanities Citation Index) với hơn 1.200 tạp chí xuất bản từ năm 1975 đến nay với các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn. Như vậy, ISI là tập hợp bao hàm cả SCI, SCIE, SSCI và A&HCI với tổng cộng khoảng 10.000 tạp chí khoa học có chất lượng cao trên thế giới. Chất lượng của các tạp chí ISI chủ yếu được đánh giá dựa trên qui trình kiểm duyệt để đăng bài và các thống kê về chỉ số được trích dẫn của các bài báo đăng trên tạp chí đó thông qua chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor, IF). Khi không có công bố nghiên cứu trên các tạp chí ISI thì các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học sẽ không bao giờ lọt được vào các bảng xếp hạng quốc tế.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.