Đà Nẵng giải thích lý do việc đề nghị khu vực bị phong toả không tiếp nhận tiếp tế

Nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ nhu yếu phẩm cho bệnh viện và khu vực phong toả. Ảnh: Nguyễn Thành
Nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ nhu yếu phẩm cho bệnh viện và khu vực phong toả. Ảnh: Nguyễn Thành
TPO - Ngày 7/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng đã có thông cáo nói rõ về việc chỉ đạo ngừng tiếp nhận tiếp tế tại các cơ sở y tế và khu vực phong toả. 

Trước đó, vào tối tối 6/8, UBND TP Đà Nẵng có văn bản triển khai một số nội dung liên quan công tác phòng chống dịch COVID-19  trên địa bàn TP. Văn bản cho hay, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị các tổ chức, cá nhân không hỗ trợ trực tiếp lương thực, thực phẩm đến các cơ sở y tế và các khu vực phong tỏa, các cơ sở cách ly tập trung. Yêu cầu các cơ sở cách ly tập trung, các khu vực và các cơ sở y tế phong toả không trực tiếp tiếp nhận lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thực phẩm chế biến sẵn. Văn bản này của TP lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều, nhất là các cá nhân, đơn vị, tổ chức thiện nguyện những ngày qua hỗ trợ, ủng hộ các khu vực và cơ sở y tế bị phong toả. 

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cho biết:  Tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp, lượng người tiếp xúc gần được cách ly tăng cao, lực lượng y tế cũng đã trải ra khắp các điểm nóng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong 10 ngày đến là cao điểm của dịch COVID-19. Do vậy ngày 6/8, UBND TP đã có Công văn để triển khai một số nội dung liên quan.

Theo Ban chỉ đạo, việc tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, không nhận trực tiếp thực phẩm (nhất là thức ăn chế biến sẵn) tại các địa điểm cách ly, phong tỏa, các cơ sở y tế là cần thiết. Các chỉ đạo trên nhằm đảm bảo không để xảy ra các sự cố liên quan đến thực phẩm do quá trình chế biến, vận chuyển...Tránh tiếp xúc gần giữa các lực lượng chức năng tại các khu phong tỏa, cách ly, các cơ sở y tế (những người tiếp xúc gần với các nguồn bệnh) và những người đem thực phẩm đến các địa điểm này.

Hiện nay, TP vẫn ghi nhận những ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, nếu không kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm các suất ăn sẽ đưa vào các khu phong tỏa, cách ly, các cơ sở y tế, rất có thể sẽ đem theo nguồn bệnh vào những nơi này, như trường hợp đã từng xảy ra tại một số địa phương. Vì vậy, việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là để kiểm soát, đảm bảo sức khoẻ cho đội ngũ y bác sĩ và các lực lượng ở tuyến đầu phòng chống dịch, nhất là khi Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C đang được nỗ lực “làm sạch” để có thể tiếp nhận bệnh nhân vào chữa bệnh trong thời gian sớm nhất.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng cho biết: trong thời gian tới, chính quyền TP tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân làm thiện nguyện cần phối hợp với các đầu mối của thành phố tại: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBMTTQVN các quận, huyện, xã, phường… để thực hiện việc hỗ trợ, phân phối đều hơn, đến đúng địa chỉ hơn và đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch.

Đối với việc cung cấp thực phẩm, các tổ chức, các nhân có thể phối hợp với các bếp ăn đã được kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm; tài trợ thông qua các doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp đang cung cấp cho các bệnh viện, khu cách ly. Để được hướng dẫn chi tiết, đề nghị các tổ chức, cá nhân vui lòng liên hệ Ban An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố (ông Nguyễn Tấn Hải – Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, số điện thoại: 0914 000 808).

UBND TP Đà Nẵng cũng xin trân trọng cảm ơn mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống, đẩy lùi dịch COVID-19 tại TP Đà Nẵng.

Cũng theo lãnh đạo TP Đà Nẵng, ngay từ những ngày đầu tiên khi dịch COVID-19 bùng phát, thành phố Đà Nẵng đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và cả nước. Đây không chỉ là nguồn lực rất lớn, hỗ trợ tích cực, cấp thiết cho các ngành, các lực lượng chức năng trực tiếp làm nhiệm vụ, bệnh nhân, người nhà trong các khu vực cách ly, phong tỏa, cơ sở y tế… mà còn là nguồn động viên tinh thần rất to lớn đối với chính quyền và các lực lượng chức năng của TP. Sự hỗ trợ kịp thời đó thể hiện được sự đoàn kết, chung tay, sẵn sàng sát cánh cùng chính quyền, các lực lượng chức năng, ngành y tế… trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. UBND TP trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự hỗ trợ quý giá đó. (Nguyễn Thành - Giang Thanh)

Bộ Y tế hướng dẫn việc thanh toán BHYT khi khám chữa bệnh cho người dân Đà Nẵng

Theo đó, nhằm hỗ trợ thực hiện công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại TP Đà Nẵng, ngày 05/8/2020, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 4176/BYT-BH về việc tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho người bệnh trong tình hình dịch bệnh do COVID-19.

Đối với trường hợp đến KCB tại cơ sở có hợp đồng KCB BHYT nhưng không phải là nơi đăng ký KCB ban đầu theo hướng dẫn của Sở Y tế: Thanh toán như trường hợp đi KCB đúng tuyến;

Đối với trường hợp đến KCB tại cơ sở KCB không có hợp đồng KCB BHYT nhưng được Sở Y tế giao nhiệm vụ tiếp nhận để cấp cứu, điều trị người bệnh có thẻ BHYT:

Thanh toán chi phí KCB BHYT như trường hợp KCB đúng tuyến, theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của người tham gia BHYT đối với trường hợp cấp cứu hoặc có giấy chuyển tuyến;

Thanh toán theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với trường hợp người bệnh tự đến KCB (không phải cấp cứu, không có giấy chuyển tuyến KCB BHYT). (Thuận Phương)

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.