Cựu Chủ tịch tập đoàn sữa Tam Lộc đối mặt với án tử hình

Cựu Chủ tịch tập đoàn sữa Tam Lộc đối mặt với án tử hình
Cựu Chủ tịch Tập đoàn sữa Tam Lộc (Sanlu) - trung tâm của vụ bê bối sữa bột nhiễm hóa chất độc hại melamine làm gần 300.000 trẻ em Trung Quốc mắc bệnh sạn thận, trong đó 6 em đã thiệt mạng - sẽ phải ra hầu tòa vào tuần tới và nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với án tử hình.

>> Trung Quốc: Tập đoàn sữa Tam Lộc bị phá sản

Đại diện tòa án ngày 26/12 thông báo Tòa án Nhân dân trung thẩm thành phố Thạch Gia Trang (tỉnh Hà Bắc), nơi Tam Lộc đặt trụ sở chính, sẽ bắt đầu xét xử bà Điền Ôn Hoa, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tam Lộc, vào ngày 31/12 tới. Các luật sư cho biết chiểu theo luật hình sự Trung Quốc, bị cáo có thể phải chịu khung hình phạt từ 10 năm tù giam đến tử hình.

Cùng ngày 26/12, Tòa án Thạch Gia Trang đã mở phiên xét xử một cựu Giám đốc sản xuất của Tam Lộc cùng một chủ phân phối sữa liên quan vụ "sữa bẩn". Hai người này bị buộc tội pha chế và bán trái phép loại "bột prô-tê-in" mà trên thực tế là loại bột chủ yếu gồm melamine và mạch nha để tăng hàm lượng đạm giả tạo.

Cảnh sát cho biết đã phát hiện xưởng sản xuất trái phép loại bột trên, do hai người này làm chủ, ở ngoại ô thành phố Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông. Đây là nguồn cung cấp melamine lớn nhất ở Trung Quốc. Chỉ trong vòng một năm, từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2008, cơ sở này đã sản xuất hơn 600 tấn bột prô-tê-in giả.

Vụ bê bối sữa bột nhiễm melamine bị phát giác hồi tháng 9 vừa qua, khi hàng loạt trẻ em Trung Quốc phải vào viện do sạn thận và sỏi đường tiết niệu do uống các loại sữa nhiễm độc.

Tam Lộc là công ty đầu tiên bị phát hiện có hàng loạt sản phẩm nhiễm melamine với hàm lượng cao, tiếp đó một loạt công ty sữa hàng đầu của Trung Quốc, như Mông Ngưu (Meng Niu) và Y Lợi (Yli) cũng bị đưa vào "danh sách đen" này.

Tập đoàn Tam Lộc đã bị buộc đình chỉ sản xuất từ ngày 12/9 và phải chi 902 triệu nhân dân tệ (hơn 130 triệu USD) trả tiền viện phí cho các em nhỏ bị bệnh vì uống sữa nhiễm melamine của hãng này. Tập đoàn này đã đệ đơn xin phá sản và được tòa án chấp nhận ngày 24/12 vừa qua.

Theo TTXVN 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.