'Cướp giật tấn công người dân là tiếng chuông báo động ở TP HCM'

Hiện trường vụ việc hai nghi can cướp điện thoại tấn công, làm hai người dân bị thương tối 28/5. Ảnh: Tin Tin.
Hiện trường vụ việc hai nghi can cướp điện thoại tấn công, làm hai người dân bị thương tối 28/5. Ảnh: Tin Tin.
Đại biểu Quốc hội nêu vấn đề, lực lượng chức năng tỏa rộng từ trên xuống nhưng "vì sao tội phạm vẫn hoành hành?".

Sáng 29/5, ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, đã có cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về vụ 2 hiệp sĩ bị cướp đâm tử vong và vụ cướp cầm dao tấn công người dân quận Thủ Đức vừa xảy ra.

Theo ông Khuê, các sự việc trên là "tiếng chuông báo động" về nhiều vấn đề liên quan đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố.

Đại biểu này cho rằng, trấn áp tội phạm phải có sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa các lực lượng chứ không đơn thuần ở người dân hay các hiệp sĩ. Đồng thời, thành phố cần xem xét điều chỉnh, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định liên quan để có thể xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi cướp giật tài sản, sau đó còn hành hung, sát hại người truy đuổi.

"Một thành phố văn minh, hiện đại và sống nghĩa tình mà lại để tội phạm lộng hành như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển, tạo bất an cho người dân. Do đó, về khía cạnh pháp luật, đây là vấn đề cần phải xem xét cụ thể nếu không tình trạng đó sẽ trở thành mối nguy hiểm thường trực đối với mọi người trên đường phố", ông Khuê nhấn mạnh.

Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM cũng cho rằng, qua các vụ việc nêu trên, thành phố cần làm rõ thực chất phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc. 

"Lực lượng chức năng của chúng ta hiện nay tỏa rộng từ thành phố xuống đến các quận, huyện, phường, xã, địa bàn dân cư nhưng tội phạm vẫn hoành hành, xem như chỗ không người. Như vậy, vấn đề yên bình cho xã hội, người dân nằm ở đâu?", ông Khuê nói.

Đại biểu nhận định, nếu để những người có hành động đẹp bị cướp đâm trọng thương, thậm chí sát hại thì dễ dẫn đến "cái tốt không được nảy nở mà bị cái xấu lấn át đi".

Ông cũng kiến nghị có chính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho những người có tấm lòng nghĩa hiệp bắt cướp trên đường phố, để họ có kỹ năng phòng vệ, hiểu biết về pháp luật tránh việc "cứu người nhưng không cẩn thận lại trở thành người bị pháp luật xử lý". 

'Cướp giật tấn công người dân là tiếng chuông báo động ở TP HCM' ảnh 1 Ông Phan Nguyễn Như Khuê bên hành lang Quốc hội sáng 29/5. Ảnh: Hoàng Phong..
Cùng quan điểm, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, cần tôn vinh những hành động đẹp của các hiệp sỹ nhưng nếu tiếp tục phát triển mô hình này thì phải trang bị kỹ năng, điều kiện để họ hoạt động.

“Để mô hình này hoạt động hiệu quả thì phải đảm bảo sự an toàn cho các hiệp sĩ, nếu thiếu cơ sở pháp lý thì củng cố, bổ sung để hoàn thiện”, ông Dung nói.

Đại biểu Nguyễn Đức Sáu, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM cho biết, sự việc xảy ra ở Thủ Đức và các vụ việc trước đó khiến người dân và dư luận lo lắng.

"Các cơ quan chức năng phải có biện pháp ổn định an ninh, trật tự xã hội, có như vậy người dân ở thành phố mới yên ổn làm ăn, khách du lịch yên lòng hơn", ông Sáu nói.

Bộ trưởng Lao động ủng hộ công nhận liệt sỹ với hai hiệp sĩ tử vong

Ông Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đã nhận được đề xuất công nhận liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho hai hiệp sĩ đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam.

“Về quan điểm cá nhân thì tôi ủng hộ đề xuất của TP HCM. Hiện chúng tôi đang giao cho anh em đối chiếu các quy định để xem xét đề xuất với tinh thần đủ điều kiện thì sẽ sớm công nhận”, ông Dung nói.

Tối 13/5, trưởng nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình, ông Trần Văn Hoàng, cùng một số người đeo bám Tài và Phú qua nhiều khu vực. Khi phát hiện chúng lấy trộm xe SH trên đường Cách Mạng Tháng 8, các hiệp sĩ vây bắt nhưng bị một tên rút dao đâm túi bụi khiến anh Nam và Thôi tử vong, 3 người còn lại trọng thương.

Ngày 23/5, UBND TP HCM có văn bản đề nghị Bộ Lao động xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho hai “hiệp sỹ” đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam.

Tối 28/5, tại địa bàn quận Thủ Đức (TP HCM), một nhóm người đuổi theo hai thanh niên chở nhau bằng xe máy có hành vi giật điện thoại của một người đàn ông. Khi họ đuổi kịp hai thanh niên, lao vào khống chế thì bị chúng cầm dao tấn công khiến hai người bị thương. Hai nghi can sau đó bị bắt.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
TPO - “Con đường văn sĩ” chuyển tải hàng trăm trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn 1938 đến 1945. Mộng văn chương, quá trình thai nghén tác phẩm và thêm cả những chuyện đời thường cũng được Nguyễn Huy Tưởng nêu trong nhật ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - tiết lộ từ bé đã đọc nhật ký của cha, trong đó có cả những chuyện riêng tư của cha mẹ.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.