Cường 'đô la' và đại gia Bình Dương vào bếp lo chuyện ăn uống cho người dân nơi tâm dịch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - TP.HCM và Bình Dương là hai “điểm nóng” dịch bệnh COVID-19 với ca mắc lên đến 4 con số mỗi ngày. Hàng nghìn khu vực bị phong tỏa tai hai địa phương này. Ngoài được lực lượng chức năng hỗ trợ lương thực, người dân còn được các mạnh thường quân tích cực chi viện.

Suốt gần 2 tháng qua, lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đang căng minh ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó TP.HCM và tỉnh Bình Dương là hai “điểm nóng” với ca mắc mỗi ngày đến 4 con số. Để kiểm soát dịch bệnh, các địa phương đã áp dụng giãn cách toàn xã hội, chợ truyền thống, tự phát đều đóng cửa, chỉ còn sót lại vài siêu thị. Thế nên, việc đi mua hàng hóa của người dân không hề dễ dàng.

Hàng nghìn khu vực bị phong tỏa, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày, trong đó có cả lực lượng trực chốt kiểm dịch. Để chia sẻ với người dân và lực lượng làm nhiệm vụ, nhiều mạnh thường quân đã tìm mọi cách tiếp cận nguồn lương thực để chi viện.

Cứ mỗi buổi sáng từ 5 đến 7h, tại các điểm chốt kiểm dịch và khu vực phong tỏa ở Bình Dương, người ta quen với hình ảnh những suất ăn được chuẩn bị chu đáo trong tô nhựa, hộp xốp. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đó là thành quả “thức khuya, dậy sớm” của mạnh thường quân, trong đó có những “vú nuôi” là đại gia.

Cường 'đô la' và đại gia Bình Dương vào bếp lo chuyện ăn uống cho người dân nơi tâm dịch ảnh 1

Anh Phụng phát thức ăn cho người dân khu vực phong tỏa

“Tôi trước giờ ít khi phải vào bếp. Kể từ khi địa phương giãn cách xã hội, quán sá, chợ búa đóng cửa nên chuyện ăn, uống trở nên vất vả, nhất là lực lượng phòng, chống dịch và người dân khu vực phong tỏa. Để hỗ trợ mọi người, tôi cùng vợ chuẩn bị thực phẩm, sáng dậy sớm nấu đồ ăn sáng mang đến cho lực lượng trực chốt ngoài đường. Ở các điểm phong tỏa, tôi mang đến để trước hẻm cho người dân ra lấy”, anh Huỳnh Văn Phú (giám đốc một công ty ở TP. Thủ Dầu Một) nói.

Anh Phú cho biết thêm, khi biết việc anh vào bếp nấu đồ ăn phát cho người dân và lực lượng phòng, chống dịch, nhiều bạn bè trong nhóm là chủ các doanh nghiệp cũng tham gia. Mỗi ngày, nhóm của anh Phú phát khoảng 5.000 suất ăn gồm: Vôi, bún chả, cơm sườn, bánh ướt thịt bằm…

Tại một điểm phong tỏa trên địa bàn phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, chúng tôi vô tình gặp Phạm Minh Phụng mà người dân quen gọi là “anh Sáu Bình Dương. Anh Phụng cho biết, kể từ khi dịch bệnh xuất hiện ở Bình Dương, nhà anh trở thành điểm nấu ăn chẳng khác một cơ sở dịch vụ đám cưới. Bếp đỏ lửa cả đêm, người lớn, trẻ nhỏ, mỗi người phụ một tay soạn những phần ăn mang đến cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh ở các chốt và người dân trong khu phong tỏa trên địa bàn.

“Dịch bệnh đang rất phức tạp, thấy anh em trực chốt cực quá, người dân sống trong khu phong tỏa cũng vậy. Anh em trong nhà bàn rồi quyết định dùng tất cả khả năng tài chính, công sức phục vụ mọi người. Đây là lúc cần giúp nhau vượt qua khó khăn, ngồi than thở chẳng có tác dụng”, anh Sáu Bình Dương chia sẻ.

Được biết, anh Phụng là chủ một cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một. Mỗi ngày, anh Phụng cung cấp miễn phí cho lực lượng chốt trực và người dân gần 1.000 suất ăn là những tô bánh canh đầy dinh dương. Theo lời anh Phụng, gia đình sẽ làm việc thiện này cho đến khi dịch bệnh ở địa phương được đẩy lùi.

Ngoài hỗ trợ suất ăn, những ngày qua, các chuyến xe chở đầy rau, củ đến từng ngõ hẻm, khu trọ ở Bình Dương để hỗ trợ công nhân lao động. Tính đến nay, Bình Dương đã tiếp nhận hơn 100 tấn thực phẩm của người dân các tỉnh chuyến đến hỗ trợ.

Tại TP.HCM, nhiều người dân và lực lượng chốt kiểm dịch mỗi buổi sáng cầm trên tay ổ bánh mì đầy đủ chất. Tuy nhiên, ít ai biết đó là thành quả thức đêm, dậy sớm của vợ chồng anh Nguyễn Quốc Cường (hay còn gọi là Cường đô la) và chị Đàm Thu Trang.

Cường 'đô la' và đại gia Bình Dương vào bếp lo chuyện ăn uống cho người dân nơi tâm dịch ảnh 2

Vợ chồng anh Nguyễn Quốc Cường làm bánh mì phát cho người dân và lực lượng chốt kiểm dịch

Cường 'đô la' và đại gia Bình Dương vào bếp lo chuyện ăn uống cho người dân nơi tâm dịch ảnh 3

Sau khi gói từng phần sẽ mang phát cho người dân

“Thấy một số người dân và cả lực lượng chốt kiểm dịch cũng vậy, họ khó khăn trong chuyện ăn uống. Để chia sẻ với họ, vợ chồng cùng với người thân trong gia đình làm bánh mì kèm theo bịch sữa và nước uống mang đi phát. Thấy họ nhận vui mừng, mình hạnh phúc. Do đang giãn cách, nguồn thực phẩm khó tiếp cận nên mỗi tuần mình làm khoảng 1.000 phần trong khả năng. Tất cả xuất phát từ tình yêu thương”, anh Cường chia sẻ với PV Tiền Phong khi được hỏi về việc làm ý nghĩa của mình.

Được biết, ngoài việc dậy sớm lo thức ăn để phát cho người dân, vợ chồng anh Cường còn hỗ trợ lương thực, thực phẩm và trang thiết bị y tế tại nhiều nơi ở TP.HCM và Bình Dương với kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Cường 'đô la' và đại gia Bình Dương vào bếp lo chuyện ăn uống cho người dân nơi tâm dịch ảnh 4

Ngoài việc chế biến thức ăn phát miễn phí, các "đại gia" còn tìm kiếm nguồn lương thực để hỗ trợ người dân

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.