Cưỡng chế thu hồi đất xây dựng đường lên động Tiên Sơn

TPO - Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân vừa có quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng công trình đường nối động Tiên Sơn với đường Tiên Sơn, khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).

Cụ thể, áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Lương Trọng Thắng sử dụng diện tích 1005,8 mét vuông thuộc thửa đất số 4, bản đồ số 01 bản đồ đại chính vẽ năm 2011 tại phường Hàm Rồng do không thực hiện quyết định số 20/QD-UBND ngày 3/1/2019 của UBND TP Thanh Hóa về việc thu hồi đất nông nghiệp của ông Lương Trọng Thắng đang sử dụng tại phường Hàm Rồng để thực hiện dự án: Xây dựng đường nối động Tiên Sơn với đường Tiên Sơn, khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa. Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất: Xong trước ngày 15/10/2019.

Cưỡng chế thu hồi đất xây dựng đường lên động Tiên Sơn ảnh 1 Quyết định cưỡng chế được niêm yết công khai

Quyết định ghi rõ: UBND phường Hàm Rồng có trách nhiệm giao trực tiếp quyết định về việc cưỡng chế cho hộ ông Lương Trọng Thắng và niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường Hàm Rồng và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi (nhà văn hóa làng Đông Sơn). Thời gian niêm yết 15 ngày kể từ ngày 1/8/2019-15/8/2019. Hết thời gian niêm yết, ban cưỡng chế phối hợp với UBND phường Hàm Rồng thực hiện các bước theo quy định.

Cưỡng chế thu hồi đất xây dựng đường lên động Tiên Sơn ảnh 2 Khu vực bên ngoài cửa động Tiên Sơn

Trước đó, báo Tiền Phong đã có thông tin việc nhiều du khách bị ngăn cản bởi hàng rào được dựng lên trên lối mòn đi chung của làng để vào động Tiên Sơn. Sự việc ngay sau đó đã được chính quyền địa phương giải quyết, tháo dỡ hàng rào để phục vụ nhu cầu tham quan động Tiên Sơn của du khách.

MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.