> Về quê
> Họa sĩ Hoàng Dzự: Biếm họa phải co kịch tính
Người ta túm lấy nó bởi mẹ con nó dám cho rằng truyện tranh là “con sâu”. Bởi nó thực lòng nói lên những suy nghĩ riêng mình. Chê một đứa trẻ con “khôn trước tuổi” sao người ta không nghĩ rằng mình là loại “dại quá tuổi” nhỉ? Nhiều người không chịu thám hiểm vào cái thế giới bao la sâu thẳm và khả năng vô tận của chính mình, không nói lên tiếng nói nguyên khởi riêng dị mà thượng đế ban tặng, mà chỉ tích cực bầy đàn! Nói, nghĩ và viết theo số đông.
Chẳng cần biết tốt xấu, hay dở thế nào, sự thật ra sao, cứ trái mắt trái tai là xúm vào chê chửi. Từ đứa trẻ con không chịu “giống” những đứa trẻ con khác, đến tác phẩm không chịu giống những quy ước chung của văn chương, nghệ thuật…
Vào các diễn đàn, trang mạng xã hội bây giờ thấy cười thì ít, gầm ghè thì nhiều. Con muỗi đốt hay vũng nước giữa đường cũng thành ỏm tỏi. Nhiều người cũng có thể gọi là trí thức, lập ra blog, facebook chỉ để hậm hực, bới móc, chê bai cuộc sống giễu cợt xã hội.
“Cười cũng phải học. Năm sau nếu các bạn gặp lại sẽ thấy tôi cười gấp đôi năm nay”. Người nói câu đó là dịch giả Nguyễn Bích Lan, cô gái ốm yếu đang chịu đựng nỗi đau đớn của căn bệnh teo cơ hiểm nghèo. Tự học tiếng Anh để dịch gần 30 đầu sách, nhưng kỳ tích lớn nhất của cô là nụ cười.
Hứa sẽ “cười gấp đôi”, bởi cô vừa dịch xong hai cuốn tự truyện của một người bất hạnh khác nhưng lại cười nhiều hơn mình. Đó là Nick Vujicic, chàng trai 31 tuổi người Úc sinh ra không có tứ chi, nhưng rèn luyện để chơi được mọi môn thể thao, chơi trống, viết sách và diễn thuyết khắp thế giới.
Cười, bởi vượt lên nghịch cảnh số phận, họ đã khám phá ra được cái thế giới vô tận của chính mình. Cũng như cái cười vô ưu vượt lên nghịch cảnh đám đông của cậu bé mới 11 tuổi.