Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Tôi chưa bao giờ có đủ can đảm để nói thương bà

HHT - Tôi bắt đầu ít về dần, vì mỗi lần về nhà, tôi lại thấy bà già đi. Sức khỏe của bà không còn được như trước. Bà hay cảm thấy mệt, bệnh lãng tai của bà cũng ngày càng nặng hơn.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình ba thế hệ, gồm ông bà nội, ba mẹ, và chị em tôi. Kí ức của tôi về tuổi thơ là những bữa cơm gia đình, là ngồi cùng nhau xem một bộ phim truyền hình. Và đồng hành theo chuỗi kí ức đó, luôn có hình bóng của một người, là bà tôi.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Tôi chưa bao giờ có đủ can đảm để nói thương bà ảnh 1 Bà lo cho chúng tôi từng miếng ăn - Ảnh:  Totochan

Bà tôi năm nay đã gần tám mươi, tay chân bà đã chậm, tóc bạc đi nhiều, và bà tôi đã bị lãng tai. Bà có căn bệnh đau khớp vài chục năm nay cứ đeo theo bà mãi. Mỗi đợt trở trời, đầu gối của bà lại sưng tấy lên, làm bà đau đớn không thể đi lại được.

Chị em tôi từ nhỏ đã lớn lên trong sự chăm sóc của bà, từ miếng ăn, tấm áo mặc, đến cả giấc ngủ hằng ngày. Thời bé, tôi được bà mua cho một chiếc váy có kim tuyến lấp lánh, ngày nào tôi cũng thích mặc nó để đi học. Lớn lên, bà không còn mua đồ cho tôi nữa, nhưng bà hay giúi tiền vào tay tôi rồi bảo: “Nội cho đấy, giữ mà dùng”.

Có lẽ vì sống với bà từ nhỏ, nên tình cảm bà dành cho tôi cũng đặc biệt. Ngày tôi đi học xa nhà, bà khóc rất nhiều. Bà hay gọi điện cho tôi rồi bảo: “Không nhớ bà nội hả, sao không thấy về?”. Tôi bắt đầu ít về dần, vì mỗi lần về nhà, tôi lại thấy bà già đi. Sức khỏe của bà không còn được như trước. Bà hay cảm thấy mệt, bệnh lãng tai của bà cũng ngày càng nặng hơn.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Tôi chưa bao giờ có đủ can đảm để nói thương bà ảnh 2

Tôi sợ nhìn thấy bà ngày một già đi - Ảnh: Totochan

Tôi vẫn có thói quen nằm lên chân bà rồi nhờ bà nhổ tóc ngứa, vẫn có thói quen xem ti vi cùng bà mỗi buổi chiều. Bà tôi tuy lớn tuổi, nhưng không hề đãng trí, trí nhớ của bà vẫn rất tốt, tôi thích mỗi lúc nghe bà kể chuyện ngày xưa, thời chạy giặc, kể chuyện ngày xưa của ba tôi, chuyện lúc nhỏ xíu của chị em tôi. Bà nhớ hết, không sót một chi tiết nào.

Bà tôi là vậy, sống cả đời chỉ biết lo và nghĩ cho người khác. Giờ chị em tôi cũng đã lớn, mà bà vẫn lo cho chúng tôi từng miếng ăn, có gì ngon bà cũng để phần. Tôi thương bà lắm, nhưng chưa bao giờ tôi có đủ can đảm để nói với bà. Tôi biết thời gian ở cạnh bà cũng không còn nhiều, bà tôi đã yếu rồi, nên tôi vẫn đang nỗ lực học thật tốt để có chút thành tích đem về khoe với bà.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Tôi chưa bao giờ có đủ can đảm để nói thương bà ảnh 3

Tôi chưa bao giờ có đủ can đảm để nói tôi thương bà - Ảnh: Totochan

Giờ tôi chỉ muốn bà sống thật lâu, để nhìn tôi trưởng thành. Nhất định tôi sẽ chăm sóc bà thật tốt. “Bà ơi, nhất định phải sống thật khỏe nhé!”.

Mời bạn tham gia cuộc thi dành cho những cây bút trẻ, những tâm hồn yêu viết:

Để dự thi, bạn hãy viết một tác phẩm tối đa 500 từ. Thể loại đa dạng: Truyện mini, Tản văn, Cảm thức... Nội dung phong phú về cuộc sống, gia đình, rung động đầu đời, một trải nghiệm thú vị... Yêu cầu tác phẩm phải phù hợp với đối tượng độc giả trẻ. Hạn cuối nhận bài dự thi đến 15/4/2020. Địa chỉ nhận bài dự thi: truyennganh2t@gmail.com. Tiêu đề email ghi rõ “Bài dự thi viết mini + tên bài viết”. Lưu ý: Ghi rõ họ tên, điện thoại, facebook, địa chỉ để BBT có thể liên hệ với bạn nhé! 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.