Cuộc sống địa ngục vì sống thử với bạn trai

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Em và bạn trai yêu nhau 3 năm nay kể từ khi tốt nghiệp. Vì có dự định cưới nên bọn em đã dọn về sống chung như vợ chồng.

Thế nhưng, từ khi sống chung đến giờ, anh dường như không quan tâm đến em, anh thường dùng lời lẽ cay độc khi không vừa ý. Anh luôn cho rằng, đàn ông là trụ cột trong gia đình nên anh chỉ đi làm về rồi bỏ đi chơi. Anh thường về rất khuya, để em một mình với hàng đống công việc gia đình. Gần đây, mỗi lần không vừa ý là anh lại đánh em.

Vì không chịu nổi nữa nên em quyết định chia tay. Biết như vậy nên anh ấy đã hăm dọa đưa những hình ảnh mặn nồng của hai đứa lên Facebook để em không thể nào tìm kiếm được hạnh phúc.

Em sợ lắm, lỡ anh ấy đưa hình hai người lên thật thì không chỉ bạn bè, bố mẹ, gia đình em đều sẽ biết chuyện. Tất cả cộng đồng mạng sẽ cho rằng em có lối sống không lành mạnh, buông thả. Bây giờ em chẳng biết nên như thế nào, tiếp tục sống với anh và làm vợ anh thì cuộc sống của em sẽ không khác gì địa ngục, mà chia tay với anh bây giờ thì liệu anh có để em được yên? Em phải làm gì bây giờ? (Vy)

1-3355-1437473093.jpg

Ảnh: Bigstock

Trả lời

Cảm ơn em đã gửi thư chia sẻ về cho chuyên mục. Tôi rất hiểu những bất an mà em đang trải qua. Việc bạn trai đe dọa đưa hình ảnh nhạy cảm lên mạng lại càng khiến em lo sợ hơn. Ngay lúc này em hãy thật bình tĩnh nhìn nhận vấn đề của mình để có thể đưa ra những ứng xử tốt nhất.

Có lẽ vấn đề giữa em và bạn trai bắt đầu khi hai em quyết định dọn về sống chung. Đây là một quyết định có phần vội vàng của em khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi thứ. Những khác biệt đến từ hai người, sự nhàm chán trong mối quan hệ cũng như việc thiếu những kế hoạch khi về chung sống đã dẫn đến những mâu thuẫn xung đột dai dẳng lâu ngày không được giải quyết. Khi những mong đợi không được như ý thì bạn trai bắt đầu tỏ thái độ lạnh nhạt, thể hiện bản tính gia trưởng, cường quyền và bạo hành với em. Thêm vào nữa, bản thân em là một người tận tâm nhưng lại không đủ mạnh mẽ để lên tiếng cho những quyền lợi chính đáng của mình, cam chịu dẫn đến bị dồn nén cảm xúc.

Dọa đăng những hình ảnh thân mật lên mạng thường là cách cuối cùng mà đối phương sẽ sử dụng để níu giữ và khống chế bạn tình. Việc bạn trai em đe dọa đăng hình ảnh nhạy cảm lên Facebook thực chất là sự níu kéo khi em đòi chia tay và lợi dụng sự yếu đuối, nỗi sợ hãi, hòng kiểm soát được em.

Việc bạn trai nói đăng lên mạng những hình ảnh riêng tư có thể vẫn chỉ nằm ở sự hù dọa trừ khi có sự cương quyết của em về việc chia tay. Việc cần làm với em vào lúc này là phải thực sự bình tĩnh để có những ứng xử cho hợp lý. Hãy bình tâm suy xét lại tình cảm của em và anh ấy, nếu cảm thấy còn yêu thương nhau thì em nên mạnh dạn có cuộc nói chuyện thẳng thắn với anh ấy về mọi thứ trong quá trình chung sống. Em can đảm yêu cầu anh ấy sự tôn trọng, đồng cảm, yêu thương cũng như chia sẻ trách nhiệm công việc nếu muốn hai đứa tiếp tục duy trì.

Nếu thấy không còn tình cảm và duy trì được nữa thì nên từ từ giãn ra và có sự chuẩn bị trước các phương án để đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra với mình. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em hoặc bạn bè. Trong trường hợp cần thiết hãy nhờ sự can thiệp và xử lí của các cơ quan chức năng để răn đe, ngăn chặn kịp thời những hành động sai trái của anh ta.

Chúc em mạnh mẽ và thành công,

Theo Chuyên viên tư vấn tâm lý Hồ Đắc Sơn

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.