Cuộc đối đầu giữa khiên và giáo: S-400 có dễ bị đánh bại?

Cuộc đối đầu giữa khiên và giáo: S-400 có dễ bị đánh bại?
Từ thời điểm Nga triển khai hệ thống TLPK S-400 Triumph tại Syria, các phương tiện truyền thông phương Tây chưa bao giờ ngừng đề cập tới hiệu quả cũng như phương án chống lại nó.

Ai mạnh hơn ai?

Chuyên gia quân sự Mỹ, ông Tyler Rogovey đã chia sẻ ý kiến về đề tài này trên blog cá nhân Foxtrot Alpha của mình.

Sau đó, tổng biên tập báo "Người vận chuyển công nghiệp quốc phòng" (Nga), ông Mikhail Khodarenok cũng đưa ra những bình luận trên trang blog của chuyên gia người Mỹ.

Theo ông Tyler Rogovey, một số chuyên gia và phóng viên quân sự Mỹ cho rằng chiếc máy bay tác chiến điện tử hiện đại nhất Boeing EA-18G Growler có thể là "liều thuốc" đặc trị đối với S-400 Triumph, nhưng thực tế không phải như vậy.

Một mình EA-18G rất khó áp đảo tất cả phương tiện chiến tranh điện tử của trung đoàn phòng không được trang bị hệ thống S-400. Trong khi đó, Triumph hoàn toàn có thể dùng tên lửa của mình bắn hạ Growler, nếu như chiếc máy bay này nằm trong khu vực tác xạ.

"Khả năng tuyệt vời của Mỹ trong lĩnh vực chiến tranh điện tử và chế áp các trạm radar định vị không chỉ có duy nhất Growler mà họ còn nhiều vũ khí và hệ thống trợ giúp khác.

Đó là tổ hợp các loại khí tài và thiết bị cảm ứng như máy bay trinh sát, tấn công và đột nhập mạng, chủ động trấn áp các hệ thống phòng thủ tên lửa cũng như vũ khí tấn công của đối phương.

Những phương tiện này rất khó bị phát hiện, lại được trang bị các loại đạn tấn công tầm xa bên ngoài tầm bắn hiệu quả của vũ khí đối phương. Hai hệ thống cuối cùng rất đáng sợ nếu sử dụng cùng nhau và bổ trợ cho các vũ khí chiến tranh điện tử", ông Rogovey chia sẻ.

Cuộc đối đầu giữa khiên và giáo: S-400 có dễ bị đánh bại? ảnh 1 Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Ông Mikhail Khodarenok đồng tình với quan điểm trên khi đánh giá cao khả năng huấn luyện cũng như tính chuyên nghiệp của quân đội Mỹ trong việc triển khai chiến tranh điện tử.

"Mỹ là bậc thầy của chiến tranh điện tử. Họ có thiết bị kỹ thuật tiến tiến nhất để chế áp các loại vũ khí điện tử của đối phương. Họ không lặp đi lặp lại phương thức tiếp cận, có lẽ Mỹ đã chuẩn bị sẵn điều gì đó vô cùng độc đáo cho kẻ địch tiếp theo của mình

Các sóng nhiễu có tổ chức đúng là nỗi lo sợ lớn nhất đối với hệ thống phòng thủ tên lửa. Chuyên gia Nga nhắc nhở rằng Thổ Nhĩ Kỳ từng tuyên bố họ có hệ thống gây nhiễu mặt đất Koral. Nhưng tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống này chưa được công bố.

Tổng biên tập tờ báo của Nga cho rằng Koral và Growler vô hiệu hóa được S-400 là điều khó đảm bảo chắc chắn. "Đây là một phương trình với nhiều ẩn số. Những sóng nhiễu loại nào? Tầm nào? Tần suất ra sao? Sức mạnh thế nào? Ở những tần sóng nào..."?

Chuyên gia Tyler Rogovey phân tích rằng để tiêu diệt hệ thống phòng không S-400 của đối phương thì cần sử dụng một loạt các công cụ chiến tranh điện tử khác nhau.

Ví dụ như phối hợp triển khai máy bay tàng hình với vũ khí tấn công tầm xa cùng các máy bay chiến đấu từ căn cứ bí mật và nhiều vũ khí khác nữa.

"F-16 có thể tiếp cận ở khoảng cách trong bán kính phóng tên lửa hành trình có độ chính xác cao AGM-158 JASSM, còn F-35 xâm nhập ở cự ly thả bom khó phát hiện.

Nếu triển khai thêm biện pháp gây nhiễu thì quãng đường tiếp cận sẽ được rút lại và sự thành công phụ thuộc vào chiến thuật cũng như kỹ thuật sử dụng.

Vấn đề ở chỗ khi gặp đối thủ đáng gờm thì cần phải tính đến phương án kẻ địch có nhiều vị trí triển khai bệ phóng tên lửa, nhiều trạm radar cùng với nhiều máy bay chiến đấu", chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.

Cuộc đối đầu giữa khiên và giáo: S-400 có dễ bị đánh bại? ảnh 2 Hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S1 được coi là "cận vệ" của S-300/400

Tuy nhiên, ông Khodarenok cho rằng S-400 không phải vũ khí hoàn hảo và nó cần phải triển khai cùng với nhiều lực lượng khác nhau. "Nếu Growler được tung vào trận, trước tiên nhiệm vụ bắn hạ chiếc máy bay này phải giao cho không quân tiêm kích.

Nếu sóng nhiễu được triển khai từ các trạm mặt đất thì cần tung ra những máy bay ném bom hoặc hoả lực của pháo binh tầm xa và tên lửa đối đất. Có nghĩa là cần tạo điều điện để S-400 thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu của mình", chuyên gia Nga phân tích.

Chuyên gia Mỹ lại quan tâm nhiều tới khoảng cách an toàn bên ngoài tầm bắn hiệu quả của vũ khí đối phương.

"Khả năng của các thiết bị phát hiện hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ hoạt động tốt hơn và bán kính tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đất đối không cũng tăng lên, bởi vậy có thể sẽ phải sử dụng tên lửa tầm xa, bí mật kết hợp thành một mạng lưới.

Hoặc cách khác là sử dụng máy bay tàng hình cùng với những miếng đánh từ xa để làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương.

Nói tóm lại, khi hoạt động bên ngoài khu vực tiếp cận của hệ thống vũ khí đối phương thì có thể làm suy yếu tổ hợp phòng không của chúng.

Lúc đó có thể bay tới gần và sử dụng chiến đấu cơ mang tên lửa tàng hình tầm trung thay vì phải triển khai tên lửa tầm xa từ khoảng cách lớn.

Bên cạnh đó, các máy bay chiến đấu thông thường (không tàng hình) sẽ tấn công bằng tên lửa tầm xa, như vậy sẽ giúp cho máy bay tàng hình tránh được sự kháng cự của đối phương.

Thiết bị bay không người lái sẽ là các mục tiêu giả, mang hệ thống gây nhiễu sóng và được sử dụng cùng với vũ khí tấn công để thọc sâu vào lãnh thổ đối phương sau khi phá huỷ các tổ hợp phòng không trên đường đi của nó

Ông Khodarenok nhắc lại rằng S-400 cần phải được triển khai cùng với các hệ thống phòng không khác khi tác chiến.

"Tại Syria đang triển khai hệ thống phòng không 3 lớp. S-400 bao phủ tầm xa, tầm trung là nhiệm vụ của Buk-M2, còn Pantsir-S1 bảo vệ trong cùng. Đó mới là hệ thống phòng thủ đủ vững chắc", tổng biên tập tờ báo Nga tuyên bố.

Chuyên gia này nghi ngờ về việc đối thủ có thể hoạt động ở khoảng cách an toàn: "Thứ nhất, bán kính ngắm bắn của S-400 là khá rộng. Thứ hai, nếu đối thủ vượt qua thì sẽ bị Buk hoặc Pantsir bắn hạ.

Các điều kiện để kích hoạt S-400

Theo ý kiến của ông Mikhail Khodarenok, S-400 cũng như các hệ thống phòng thủ tên lửa khác chỉ có thể được kích hoạt trong hai tình huống.

Thứ nhất là xung đột quân sự trên quy mô toàn diện với Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên viễn cảnh này được coi là rất khó xảy ra.

Thứ hai, là không phận Syria bị máy bay của những quốc gia khác xâm phạm, ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng người Mỹ và người Thổ đã tính đến trường hợp này. Không quân Thổ đã phải dừng các chuyến bay oanh kích trên lãnh thổ Syria.

Bên cạnh đó, chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh, mọi hành động bắn hạ máy bay chiến đấu bằng tên lửa phòng không sẽ gây hậu quả khó lường.

Nếu tên lửa được phóng lên, chiếc máy bay sẽ triển khai các thao tác tránh tên lửa, quay đầu và bay về không phận của mình. Quả tên lửa có thể đuổi kịp, máy bay sẽ rơi trên đất Thổ Nhĩ Kỳ và khiến một công trình dân sự quan trọng nào đó bị phá huỷ.

Tuy nhiên nếu chiếc chiến đấu cơ vi phạm không phận quốc gia, nó bị bắn hạ và rơi xuống lãnh thổ Syria thì "theo các chuẩn mực quốc tế, chúng ta có quyền nổ súng để tiêu diệt máy bay vi phạm. Phương án này nhiều khả năng sẽ xảy ra".

Liên quan tới thảm kịch Su-24, ông Khodarenok cho rằng nếu như thời điểm đó S-400 đã được triển khai tại Syria thì sẽ không có vụ tấn công nhằm vào máy bay ném bom của Nga.

Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.