Cuộc chiến ngôn ngữ ở Quebec

0:00 / 0:00
0:00
TP - Dự luật mới sẽ yêu cầu người nhập cư vào Quebec thuộc Canada phải giao tiếp với các quan chức cấp tỉnh chỉ bằng tiếng Pháp sáu tháng sau khi đến, nếu không sẽ mất quyền hưởng một số dịch vụ. Điều này đang gây ra một tranh chấp lớn.

Chính phủ Quebec đã thành công thông qua các biện pháp bảo vệ tiếng Pháp bất chấp các chuyên gia cảnh báo rằng sẽ chúng định hình lại tất cả các khía cạnh của đời sống công cộng. Quebec, là một tỉnh bang đồng thời là một khu vực tự trị độc lập trong lãnh thổ Canada. Chính phủ Canada đã ban hành quyết định xem Quebec Canada là một chính thể độc lập – trong mối quan hệ đặc biệt với toàn xứ Canada - vào ngày 23 tháng 11 năm 2006.

Dự luật 96, được thông qua vào chiều thứ Ba (24/5) tại quốc hội của tỉnh (có thể hiểu như Hội đồng nhân dân), sẽ yêu cầu những người nhập cư và người tị nạn phải giao tiếp với các quan chức tỉnh chỉ bằng tiếng Pháp sáu tháng sau khi đến, hoặc đối mặt với việc mất quyền hưởng một số dịch vụ. Dự luật cũng hạn chế việc sử dụng tiếng Anh trong hệ thống pháp luật và giới hạn số người nhập học tại các trường dạy bằng tiếng Anh của vùng.

Cuộc chiến ngôn ngữ ở Quebec ảnh 1

Người dân biểu tình phản đối dự luật 96 ngoài đường phố

Ăn mừng việc thông qua dự luật, thủ tướng François Legault coi nó như một nỗ lực nhằm tăng cường bảo vệ ngôn ngữ chính thức của Quebec. Thủ tướng cũng bác bỏ lo ngại rằng luật này làm suy yếu quyền của các nhóm ngôn ngữ thiểu số.

“Tôi không biết có nhóm ngôn ngữ thiểu số nào được phục vụ bằng ngôn ngữ của riêng họ tốt hơn cộng đồng nói tiếng Anh ở Quebec”, ông nói hôm thứ Ba. “Chúng tôi tự hào về điều đó, và chúng tôi cũng tự hào là một quốc gia nói tiếng Pháp ở Bắc Mỹ và nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ ngôn ngữ chung này”.

Quebec đã từng có nhiều nỗ lực để bảo vệ tiếng Pháp trong quá khứ. Vào năm 2019, chính quyền đã từ chối một phụ nữ đến từ Pháp được cư trú, với lập luận rằng cô ấy không thể chứng minh mình có thể nói tiếng Pháp. Năm đó, chính phủ cũng đề xuất cấm lời chào phổ biến “Bonjour-hi” (pha lai Pháp – Anh), nhưng rồi phải nhanh chóng thu hồi sau khi bị người dân biểu tình và chế giễu. Vào tháng 11, người đứng đầu hãng hàng không lớn nhất của đất nước đã bị phạt vì thừa nhận ông chưa bao giờ học tiếng Pháp, mặc dù đã sống ở Montreal được 14 năm.

Cuộc chiến ngôn ngữ ở Quebec ảnh 2

Một biển báo biểu tình của người dân: “Tiếng Anh là một ngôn ngữ, không phải tội ác”

Thủ tướng Legault cho biết những người chỉ trích dự luật đã đổ thêm “dầu vào lửa” với những “thông tin sai lệch” đang lan rộng khắp tỉnh trước cuộc bỏ phiếu.

“Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng tiếng Anh của bạn. Đó là một lời hứa lịch sử mà chúng tôi sẽ giữ, và bạn sẽ tiếp tục có bệnh viện, trường học, và trường đại học nói tiếng Anh”, ông nói, gạt bỏ lo ngại rằng những người tìm kiếm dịch vụ y tế bằng tiếng Anh sẽ gặp phải những rào cản mới.

Hàng nghìn người phản đối dự luật trong những tuần gần đây lo ngại rằng nhiều dịch vụ công sẽ bị cắt giảm.

“Dự luật 96 là sự phủ nhận nhân quyền lớn nhất trong lịch sử của Quebec và Canada”, bà Marlene Jennings, người đứng đầu Mạng lưới Cộng đồng Quebec, tổ chức thúc đẩy quyền của những người nói tiếng Anh trong tỉnh, cho biết trong một tuyên bố.

“Đạo luật này xóa bỏ quyền tiếp cận các dịch vụ bằng tiếng Anh của khoảng 300 nghìn đến 500 nghìn người Quebec nói tiếng Anh”, bà nói.

Julius Gray, một luật sư dẫn đầu cuộc chiến chống lại dự luật này, gọi việc thông qua nó là một trong những “sự lạm quyền vô cớ nhất mà tôi từng thấy”. Ông Gray cho biết ông và các luật sư khác đã lên kế hoạch đưa ra một loạt thách thức pháp lý, thêm vào đó họ sẽ chống lại nó cho đến tận Liên Hợp Quốc.

Dự luật cũng vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm dân tộc thiểu số, những người nói rằng nó làm xói mòn quyền ngôn ngữ của họ.

Đầu tháng này, Haudenosaunee Longhouse, chính phủ truyền thống của cộng đồng người Kahnawake, đã cam kết chối bỏ dự luật. Họ nói trong một tuyên bố rằng dự luật “sẽ không bao giờ áp dụng” đối với người dân trên vùng đất tổ tiên của họ.

Bằng cách viện dẫn một cơ chế lập pháp được gọi là “điều khoản bất chấp” để làm cho luật Quebec miễn nhiễm với các thách thức hiến pháp Canada, chính phủ Quebec đã giảm thiểu đáng kể cơ hội can thiệp của chính phủ liên bang.

Ông Justin Trudeau, thủ tướng Canada, đã thận trọng trong việc chỉ trích luật pháp, chỉ nói với các phóng viên rằng ông có một số “quan ngại” về nội dung của dự luật.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.