Cục trưởng Điện ảnh: Nhiều người không muốn ngồi Hội đồng duyệt phim quốc gia

Hội đồng duyệt phim quốc gia năm 2019 bỏ lọt hình ảnh đường lưỡi bò
Hội đồng duyệt phim quốc gia năm 2019 bỏ lọt hình ảnh đường lưỡi bò
TPO - Tháng 4/2021 mới hết nhiệm kỳ của Hội đồng thẩm định phim quốc gia, tuy thế Cục Điện ảnh chuẩn bị nhân sự từ bây giờ. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh than nhiều người không muốn vào Hội đồng là có thật.

Hội đồng duyệt kịch bản điện ảnh chỉ duyệt tác phẩm do nhà nước đặt hàng, sử dụng kinh phí nhà nước; phim có yếu tố nước ngoài trong thành phần làm phim. Còn lại các hãng phim tự do sản xuất phim, chỉ tới khâu cấp phép phổ biến phim mới phải duyệt.

Hội đồng thẩm định và phổ biến phim quốc gia thời gian qua nhận được nhiều ý kiến phản hồi, dư luận chê trách từ giới điện ảnh và dư luận xã hội. Gần nhất Hội đồng bỏ lọt hình ảnh phim đường lưỡi bò trong phim hoạt hình "Everest: Người tuyết bé nhỏ". Lãnh đạo Cục khi ấy phải thôi quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh.

“Hiện nay hội đồng này đang chịu áp lực nặng, áp lực nhiều phía từ lãnh đạo, anh em trong ngành điện ảnh, của người xem và dư luận xã hội. Họ rất vất vả, chịu áp lực về tinh thần, thời gian tốn kém nhưng thù lao thấp ngỡ ngàng nhưng không thể nâng cao hơn do quy định của Bộ Tài. Người ngoài không biết hết nên có nhiều ý kiến, người trong cuộc chả sung sướng gì”, ông Vi Kiến Thành phân trần.

Cục trưởng Điện ảnh: Nhiều người không muốn ngồi Hội đồng duyệt phim quốc gia ảnh 1

Cục Điện ảnh phát động thi kịch bản để sản xuất phim nhà nước đặt hàng

Hội đồng này hết hiệm kỳ vào tháng 4/2021, nhưng Cục phải chuẩn bị nhân sự từ bây giờ. “Tôi hỏi người này, mời người kia từ bây giờ, nhưng áp lực và không ai muốn làm là có thật. Tìm được người ngồi hội đồng không dễ”, ông Thành nói.

Về đòi hỏi “thay máu” hội đồng duyệt phim, ông Vi Kiến Thành cho biết, Cục đang có hai phương án xây dựng cùng Luật Điện ảnh sẽ trình Chính phủ tháng 4/2021,dự kiến lần đầu trình Quốc hội vào tháng 10 năm sau. Hai phương án duyệt phim là tiền kiểm và hậu kiểm.

“Tiền kiểm thì hội đồng kiểm tra xem xét, trong quá trình có thể đề nghị nhà sản xuất sửa chữa để phát hành ra xã hội. Hậu kiểm là nhà sản xuất phim chiếu thoải mái, nhưng khi có vấn đề mà thanh tra phát hiện đến mức phải dừng chiếu coi như chấm hết, không sửa chữa. Toàn bộ kinh phí đổ sản xuất phim coi như kết thúc. Như vậy tiền kiểm còn có cơ sửa chữa để phim ra ngoài xã hội. Hậu kiểm coi như phim xong luôn”, lãnh đạo Cục Điện ảnh nêu.

Tuy nhiên, ông Vi Kiến Thành cũng nhấn mạnh, hiện cả hai phương án này đều có nhược điểm, chưa tối ưu. Ông mong muốn nhận được sự góp ý của giới điện ảnh, dư luận để tìm ra phương án thẩm định phim hiệu quả hơn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.