Khai thác sông Mekong

Cực đoan của một nước gây hại cho cả khu vực

Ông Fritz Holzwarth, chuyên gia Bộ Môi trường Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Đức (bên trái) trao đổi tại hội nghị ảnh: LT
Ông Fritz Holzwarth, chuyên gia Bộ Môi trường Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Đức (bên trái) trao đổi tại hội nghị ảnh: LT
TP - Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học thuộc các tổ chức quốc tế, ủy ban các lưu vực sông trên thế giới tại phiên bế mạc hội thảo về “Hợp tác vì An ninh Nguồn nước, Năng lượng và Lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các lưu vực sông xuyên biên giới” trong khuôn khổ hội nghị Cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mekong quốc tế diễn ra tại TPHCM ngày 3/4.

Theo Giám đốc Hội đồng nước thế giới Benedito Braga, biến đổi khí hậu và sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước đang ảnh hưởng tiêu cực, làm cạn kiệt và đe dọa an ninh nguồn nước sông Mekong, có khả năng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các nước trong lưu vực. 

Hội nghị lần này cần đưa ra các biện pháp mới để quản lý nguồn nước cũng như các phương pháp ngoại giao trong quá trình đàm phán giữa các nước nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2015.

Ông Fritz Holzwarth, chuyên gia về nước thuộc Bộ Môi trường Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Đức nói, trong thời gian vừa qua, khu vực sông Mekong là một điển hình của quan hệ xuyên biên giới giữa các quốc gia. 

Sự kết nối giữa tài nguyên nước về năng lượng và an ninh lương thực cần được quan tâm đồng đều tại các quốc gia trong lưu vực cũng như phải xem xét thật kỹ ở quy mô toàn cầu. 

Việc xem xét, xử lý hài hòa cần có cơ chế, chính sách pháp lý chung nhất, được các nước đồng thuận. Đó là cách duy nhất để đạt được ba yêu cầu của sự bền vững (quyền tiếp cận, hiệu quả và bền vững cho môi trường).

MỚI - NÓNG