Cứ làm đã…

Cứ làm đã…
TP - Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương HN loại giỏi, được Chính phủ Pháp cấp học bổng thạc sĩ nghiên cứu tại ĐH Paris-Dauphine (trường Paris 9), Tổng thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp…, là đôi nét chấm phá chân dung cô gái sinh năm 1983 Trần Ngọc Oanh.

>> Bàn tròn trực tuyến với sinh viên

Cứ làm đã… ảnh 1
Trần Ngọc Oanh: “Khó khăn bao giờ chẳng nhiều. Nhưng kệ, cứ làm đã”

Bảng thành tích đáng nể

Trong số tám đại biểu là du học sinh về dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII, Trần Ngọc Oanh - Tổng thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) có bảng thành tích khá dày.

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp THPT với thành tích xuất sắc, Oanh được tuyển thẳng vào khoa Tiếng Pháp - trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhưng thử xem sức mình đến đâu, Oanh dự thi vào Đại học Ngoại thương Hà Nội. 

“Khi cầm trên tay phiếu báo điểm đỗ vào Đại học Ngoại thương, mình quyết định đi theo kinh tế đối ngoại” - Oanh cười nhớ lại.

“Mình không đảm nhận nhiệm vụ quan trọng, nhưng luôn có mặt trong các chương trình do trường, khoa tổ chức. Cứ làm đã, tính sau mà”.

Ngọc Oanh rất chịu khó làm thêm. Kinh nghiệm nghề nghiệp: Trợ lý giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam; cộng tác viên nghiên cứu của Vụ Thương mại - Điện tử - Bộ Thương mại; Thư ký - phiên dịch cho các tổ chức hợp tác Pháp - Việt; nhân viên dự án hợp tác phi tập trung giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Vaucluse (Pháp); Hiệp hội Thúc đẩy Hợp tác Giáo dục Quốc tế của Bỉ; nhân viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam…

Năm năm sau, Trần Ngọc Oanh không chỉ có trong tay tấm bằng giỏi làm vốn vào đời. Thành tích học tập xuất sắc cộng với kinh nghiệm thực tế giúp cô gái 8X được Chính phủ Pháp cấp học bổng thạc sĩ tại trường Paris 9.

Trần Ngọc Oanh (SN 1983): Cử nhân Kinh tế đối ngoại - Khoa Kinh tế Đối ngoại – Đại học Ngoại thương Hà Nội; tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học quản lý, chuyên ngành tài chính - Đại học Paris Dauphine (Học bổng Chính phủ Pháp). Đang nghiên cứu tiến sĩ.

“Trong thời gian học thạc sĩ, mình tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng tiến sĩ. Lúc đó, chỉ nghĩ cứ làm đã chứ thực sự không dám chắc thành công, nhất là ở một trường đại học nổi tiếng trong đào tạo các ngành kinh tế, tài chính như Paris 9” - Oanh tâm sự.

Nhưng rồi, sau khi hoàn thành khóa luận thạc sĩ: Cách tính toán lợi nhuận rủi ro quốc gia, do chính Hiệu trưởng Trường Paris 9 hướng dẫn, Oanh được cấp học bổng làm tiến sĩ. Vậy là, tiếp tục phải làm đã

Tổng thư ký là tự nhiên

“Đến nay, mình sang Pháp được khoảng hai năm rưỡi. Nhiều người hỏi, sao mới sang mà thăng quan tiến chức nhanh thế, làm đến Tổng thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp rồi. Mình trả lời, là do may mắn được quen biết và làm việc với các anh chị cựu lãnh đạo hội ngay từ khi mới du học. Vị trí trên đối với mình cũng rất tự nhiên” - Oanh kể.

“Công việc của Hội cũng ngốn khá nhiều thời gian của mình và anh chị em trong Ban Chấp hành Hội. Nhưng vì hoạt động tự nguyện và vì những điều tốt đẹp cho cộng đồng sinh viên xa quê nên đều gắng phân phối thời gian. Khó khăn bao giờ chẳng nhiều nhưng kệ. Cứ làm đã”.

Kinh nghiệm thắng học bổng

Để đánh bại được nhà cấp học bổng, nên có quá trình chuẩn bị dài hơi, đòi hỏi sự quyết tâm và bền bỉ. Trước hết, bạn hãy cố gắng có một hồ sơ đẹp, với kết quả học tập tốt trong nhiều năm.

Sau đó, hãy cứ tưởng tượng, để được một trường nhận mình vào học bằng cách liên lạc từ xa (chủ yếu qua email), nhiều khi thí sinh sẽ phải viết cả trăm thư điện tử để trình bày, giới thiệu bản thân và xin học.

Vì thế, muốn thắng học bổng, hồ sơ của bạn cần phải được trau chuốt, từ cách trình bày đến câu chữ.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.