Cư dân mạng Malaysia cười lăn khi Bộ Y tế khuyên “uống nước rỗng không”, sự thật là gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một bài đăng trên mạng xã hội của Bộ Y tế Malaysia (KKM) đã khiến nhiều cư dân mạng không thể nhịn cười khi có lời khuyên là “uống nước rỗng không”. Ai cũng đặt câu hỏi: “Nước rỗng không” là nước thế nào? Đến mức KKM phải lên tiếng giải thích sự thật.

Mới đây, Bộ Y tế Malaysia (KKM) đã vướng phải một rắc rối theo kiểu “tai bay vạ gió”: Nhiều cư dân mạng đăng ảnh chụp màn hình bài đăng trên mạng xã hội của KKM và nói rằng người viết bài đăng đó đã rất cẩu thả, đưa lời khuyên gì mà chỉ thấy buồn cười chứ không hữu ích gì hết.

Những ảnh chụp màn hình được chia sẻ rất nhanh chóng, trong đó, KKM nhắc người dân về tầm quan trọng của việc uống đủ nước. Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên là KKM lại dùng từ empty water (nước rỗng không). KKM viết: “Hôm nay bạn đã uống bao nhiêu cốc nước rỗng không rồi?”, “Hãy uống 6 - 8 cốc nước rỗng không mỗi ngày”…

Cư dân mạng Malaysia cười lăn khi Bộ Y tế khuyên “uống nước rỗng không”, sự thật là gì? ảnh 1

Bài đăng của Bộ Y tế Malaysia. Ảnh: Facebook.

Cư dân mạng ở Malaysia không thể nhịn được cười và viết những bình luận như:

“Nước rỗng không là nước thế nào? Tôi phải lấy hết các khoáng chất ra khỏi nước sao?”.

“Uống “cốc nước rỗng không” tức là uống cái cốc không có nước ấy à?”.

Sau đó, bài đăng của KKM trên Facebook đã được xóa đi, nhưng những ảnh chụp màn hình vẫn được đăng khắp các mạng xã hội.

Cư dân mạng Malaysia cười lăn khi Bộ Y tế khuyên “uống nước rỗng không”, sự thật là gì? ảnh 2

"Nước rỗng không" là nước thế nào? Ảnh minh họa: Sunnybrook.

Trước tình hình bị troll liên tục, KKM thậm chí đã phải đưa ra một văn bản chính thức để giải thích. Theo KKM, bài đăng gốc được viết bằng tiếng Malay, trong đó có từ air kosong (nước trắng, nước lọc). Tuy nhiên, do nhiều cư dân mạng dùng Facebook có đặt chế độ dịch tự động, nên bài đăng tự động được dịch sang tiếng Anh. Và chính chức năng dịch tự động của Facebook đã dịch từ air kosong thành “nước rỗng không”. Nên lỗi này thực ra là của Facebook.

Sau đó, KKM đề nghị mọi người tắt chức năng dịch tự động, bởi theo họ thì Facebook “thường không đưa ra các bản dịch chính xác”, nên nếu người dân đọc các thông báo chính thức của các cơ quan chức năng thì đôi khi có thể hiểu sai.

Cư dân mạng Malaysia cười lăn khi Bộ Y tế khuyên “uống nước rỗng không”, sự thật là gì? ảnh 3

Lời giải thích của Bộ Y tế Malaysia. Ảnh: Facebook.

Ở chiều ngược lại, một số cư dân mạng cũng gợi ý rằng các cơ quan lớn như Bộ Y tế nên có cách để tránh những trường hợp tương tự. Chẳng hạn, nên đăng thông báo bằng cả tiếng bản địa và tiếng Anh, hoặc đăng thông báo bằng hình ảnh để tránh việc Facebook hoặc Google tự dịch, dễ gây nhầm lẫn.

Cư dân mạng Malaysia cười lăn khi Bộ Y tế khuyên “uống nước rỗng không”, sự thật là gì? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm