Công viên quây rào, người dân Hà Nội xuống đường chạy bộ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cho rằng đã nhiều ngày Hà Nội không phát sinh có ca lây nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng nhưng cửa hàng dịch vụ, thâm chí công viên vẫn đóng kính cửa nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội đang chống dịch quá cứng nhắc. Trong khi công viên quây rào, người dân đã xuống đường để chạy bộ.
Công viên quây rào, người dân Hà Nội xuống đường chạy bộ ảnh 1

Các công viên ở Hà Nội đều được quây rào, canh gác nhằm hạn chế tập trung đông người

Là khu vực có số lượng dân cư đông nhất Hà Nội, hàng ngày nhiều người dân sinh sống tại khu đô thị Linh Đàm thường ra công viên hồ Linh Đàm để đi bộ, tập thể dục. Tuy nhiên, từ tháng 5/2021 đến nay do dịch vùng phát trở lại, từ vỉa hè đến các cổng vào công viên này bị giăng dây, quây rào cấm người qua lại. Thực trạng này cũng đang diễn ra tại các công viên, khu vui chơi trên địa bàn Hà Nội như công viên Thống Nhất, Yên Sở, Thủ Lệ, Cầu Giấy, Nghĩa Tân và các bờ hồ như Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Giảng Võ, Đền Lừ, Định Công, Văn Quán…

Để đảm bảo cho việc cấm tuyệt đối người dân tại các khu vực trên, ngoài giăng dây làm hàng rào, lực lượng công an còn duy trì từ 5 đến 10 người lập chốt túc trực, canh giữ cả ngày. Với các bờ hồ như Thiền Quang, Hoàn Kiếm, Giảng Võ, Ba Mẫu, Văn Quán… do không có bờ rào ngăn cách, nên để chặn được người dân không chạy trên vỉa hè và đường giao thông xung quanh, lực lượng chức năng còn dựng hàng trăm bờ barie sắt chặn ngang các lối đi.

Tại hồ Thiền Quang, Định Công, Đền Lừ… chúng tôi ghi nhận trong 2 ngày nay, có rất nhiều người dân co nhu cầu đi bộ, đi tập thể dục, nhưng do bờ hồ bị giăng dây phong tỏa nên nhiều người đã xuống đường để đi và chạy, rất nguy hiểm do các dòng xe đi lại đông.

Quy định về phòng dịch của thành phố Hà Nội hiện nay đang yêu cầu tất cả các hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ (trừ siêu thị, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu) phải tạm dừng hoạt động. Vận tải hành khách chỉ chở khách 50% số ghế khi hoạt động.

“Đóng cửa” toàn thành phố đến bao giờ?

Đại diện Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội - (HUSTA) cho rằng, chống dịch cũng là nhiệm vụ và phát triển kinh tế, giữ ổn định xã hội cũng là nhiệm vụ, vì vậy Chính phủ mới có yêu cầu các bộ ngành, địa phương trong thời điểm này phải đạt “mục tiêu kép”.

Thế nhưng, với các quy định về phòng chống dịch của Hà Nội hiện nay đã được khoanh vùng, nhiều ngày không có ca nhiễm mới nhưng đang áp quy định quá chặt. Thực tế này đang khiến cho dư luận nhân dân có ý kiến rằng, việc thực hiện phòng chống dịch của Hà Nội hiện nay đang quá an toàn cho chính quyền, còn người dân và xã hội thì bị thiệt hại.

Theo đại diện HUSTA, sau các ca bệnh ở Thường tín, Đông Anh và ở một số bệnh viện… Hà Nội đã kịp thời cách ly, khoanh vùng để khống chế, gần đây là 1 ca bệnh ở Bệnh viện Đức Giang (Gia Lâm) cũng được khống chế kịp thời, đến nay đã nhiều ngày Hà Nội không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Như vậy thành phố phải có giải pháp chống dịch trong tình hình mới (vừa chống dịch theo khuyến cáo 5K, vừa phát triển kinh tế), nới lỏng các quy định để ở vùng không có dịch cuộc sống người dân dần dần trở lại trạng thái bình thường.

Công viên quây rào, người dân Hà Nội xuống đường chạy bộ ảnh 2

Do công viên, hồ điều hòa rộng lớn đóng cửa, người dân đã phải tràn xuống đường để chạy bộ nhiều ngày qua.

Đề cập đến các biện pháp chống dịch Hà Nội đã từng triển khai, đại diện HUSTA nêu, thời điểm năm 2020, mặc dù dịch bùng phát lần đầu và trên diện rộng nhưng thành phố thực hiện rất tốt. Biện pháp là dịch xảy ra ở đâu, lãnh đạo thành phố cho khoanh vùng, phong tỏa, xử lý ngay trong phạm vi đó, còn các khu vực khác vẫn hoạt động bình thường trên tinh thần đề phòng, cảnh giác cao.

Nhưng nay, dịch xảy ra và đã được khoanh vùng, phong tỏa, nhiều ngày ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng, toàn thành phố vẫn đang áp dụng quy định hạn chế đi lại, “đóng cửa” với nhiều loại hình dịch vụ là thiếu sự linh động, tư duy và vai trò “tư lệnh” trong phòng chống dịch. Việc này đang khiến dư luận nhân dân đặt câu hỏi: lãnh đạo thành phố Hà Nội sợ dịch hay sợ trách nhiệm?

MỚI - NÓNG