TPO - Một công trình Văn Miếu ở Hà Tĩnh được phục hồi, xây dựng với nguồn vốn gần 80 tỉ đồng, nhưng hiện nay chưa có đường dẫn vào cổng chính.
Văn Miếu Hà Tĩnh xây vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), bị chiến tranh tàn phá nên chỉ còn dấu tích. Năm 2010, tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt triển khai dự án phục hồi và phát huy các giá trị di tích Văn Miếu Hà Tĩnh.
Công trình được xây dựng tại phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) với diện tích 1,67 hecta. Tổng mức đầu tư thời điểm phê duyệt là 72 tỉ đồng. Tuy nhiên đến khi hoàn thành, tổng kinh phí dự tính lên đến gần 80 tỉ.
Tháng 12/2014, công trình đưa vào xây dựng. Hiện tại, hạng mục chính của Văn Miếu như nhà tiền tế, nhà đại bái, bốn cổng phụ đã hoàn thiện. Tuy nhiên, một số hạng mục phụ vẫn chưa hoàn thành.
Đặc biệt, phần cổng chính của Văn Miếu sau khu vực tường rào chưa thể mở vì không có đường dẫn vào. Người dân, du khách muốn vào tham quan, tế bái... phải đi bằng lối cổng phụ phía sau nhà Đại Bái. Trong ảnh tuyến đường trong quy hoạch dẫn vào Văn Miếu chưa được xây dựng.
Khuôn viên cổng chính chưa có đường dẫn vào, cỏ mọc um tùm.
Được biết, do chưa đủ kinh phí nên chưa thể thực hiện việc xây dựng đường nối từ đường Lê Hồng Phong (phường Thạch Linh) vào cổng chính.
Theo kế hoạch, trong quý 1 năm 2021, UBND thành phố Hà Tĩnh sẽ cho triển khai dự án mở đường vào Văn Miếu Hà Tĩnh với kinh phí 50 tỉ đồng.
Theo kế hoạch, trong quý 1 năm 2021, UBND thành phố Hà Tĩnh sẽ cho triển khai dự án mở đường vào Văn Miếu Hà Tĩnh với kinh phí 50 tỉ đồng.
Tại Văn Miếu, nhiều hạng mục chưa hoàn thành, còn ngổn ngang.
Cây cối mọc um tùm trong khuôn viên.
Nhà chuông trong Văn Miếu.
Cây cối mọc um tùm trong khuôn viên.
Nhà chuông trong Văn Miếu.
Bên trong khuôn viên Văn Miếu.
Do chưa có đường nên để vào Văn Miếu người dân phải đi từ cổng sau.
Một số hạng mục trong Văn Miếu còn ngổn ngang gạch đá.
Do chưa có đường nên để vào Văn Miếu người dân phải đi từ cổng sau.
Một số hạng mục trong Văn Miếu còn ngổn ngang gạch đá.
Hoa văn trên các mái nhà sao chép từ nguyên bản của Văn Miếu cũ. Văn Miếu Hà Tĩnh là một trong 7 văn miếu cấp tỉnh được chính quyền địa phương phê duyệt phục dựng.
Nhà tiền tế là nơi để du khách vào dâng hương. Phía trong nhà tiền tế đặt tượng thờ đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An, thám hoa Nguyễn Huy Oánh, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
Nhà tiền tế là nơi để du khách vào dâng hương. Phía trong nhà tiền tế đặt tượng thờ đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An, thám hoa Nguyễn Huy Oánh, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.