Cống hiến vì buôn làng

0:00 / 0:00
0:00
Thầy Y Bih Êban (phía trước), giáo viên Trường THCS Phan Chu Trinh cùng đội tình nguyện đi cắt cỏ giúp dân khu phong tỏa
Thầy Y Bih Êban (phía trước), giáo viên Trường THCS Phan Chu Trinh cùng đội tình nguyện đi cắt cỏ giúp dân khu phong tỏa
TP - Cả nhà mắc COVID-19, con bị bệnh hiểm nghèo, nhưng với tinh thần cống hiến vì buôn làng, vì nhân dân, các thầy giáo, sĩ quan quân đội đã nén niềm riêng tiếp tục xông pha nơi tuyến đầu chống dịch.

Cả nhà mắc COVID-19, thầy giáo vẫn giúp dân

“Tôi bàng hoàng khi nghe tin bố mẹ, vợ con bị mắc COVID-19”, thầy Y Bih Êban- giáo viên dạy Toán Trường THCS Phan Chu Trinh (xã Cư Né, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) nhớ lại.

“Khi ấy là ngày 25/8, tôi đang chăn bò giúp một hộ dân trong buôn Drao phải đi cách ly cả nhà vì COVID-19. Nhận tin, tôi đơ cả người, gọi điện về nhà bảo vợ con đi làm xét nghiệm thêm rồi mình chạy theo sau. Vợ và con gái đầu lòng mới 11 tháng tuổi đều dương tính với SARS-CoV-2. Nhìn vợ con lủi thủi ôm đồ đạc lên xe cứu thương vào khu điều trị tuyến huyện, còn bố mẹ già phải chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, tôi lặng người đi...”, thầy Y Bih kể.

Chị H’Nguốp Niê- Bí thư Huyện Đoàn Krông Búk (Đắk Lắk) cho biết, ngay khi có quyết định phong tỏa buôn Drao và buôn Ktơng Drun, Đoàn xã Cư Né chủ động thành lập Đội Thanh niên tình nguyện phản ứng nhanh, đảm nhận những phần việc trong vùng phong tỏa, giúp dân, giúp các em nhỏ có bố mẹ là F0 đang điều trị bệnh. Tuy ở vùng nguy hiểm nhưng tinh thần các bạn trong đội đều nhiệt tình, trách nhiệm và lăn xả hết mình. Đặc biệt, thầy Y Bih Êban, dù gia đình đều bị F0, đang điều trị bệnh nhưng anh vẫn cố gắng cùng đồng đội tích cực giúp bà con buôn làng.

Trước đó thầy Y Bih tham gia đội tình nguyện, không tiếp xúc với gia đình nên không thuộc diện F1. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại nhà 2 ngày, thầy tiếp tục trở lại cùng đồng đội giúp người dân trong buôn đang bị phong tỏa cắt cỏ cho bò, chăm lợn, xay xát gạo, đi chợ giúp dân... Giúp dân các việc, thầy Y Bih còn đi tuyên truyền, nhắc nhở bà con trong buôn không tụ tập, thực hiện 5K, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Mỗi khi hoàn tất các công việc, thầy Y Bih không quên gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe bố mẹ và vợ con đang điều trị trong bệnh viện. “Mấy ngày đầu tôi rất lo lắng vì bố mẹ, vợ bị sốt, ho. Thương nhất là con gái còn quá nhỏ, bị sụt sịt, tôi ăn cơm không nổi. Những ngày sau, các thành viên trong gia đình khỏe dần, tôi rất biết ơn bác sĩ, tự hứa làm thật nhiều việc tốt để giúp bà con buôn làng”, thầy Y Bih chia sẻ.

Hiện sức khỏe của bố mẹ, vợ và con thầy Y Bih đã dần ổn định. Năm học mới đã bắt đầu, ngoài dành thời gian cho học trò của mình, thầy Y Bih tiếp tục tham gia các hoạt động hỗ trợ bà con buôn làng.

Không bỏ cuộc

Những ngày này, thiếu tá Y Bhưn Niê, Trợ lý binh chủng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) vẫn luôn có mặt tại tuyến đầu, cùng đồng đội tuần tra, chốt chặn trên các tuyến đường và thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly y tế tập trung. Ít ai biết, phía sau con người nghiêm nghị này đang giấu kín nỗi đau con trai bị mắc căn bệnh ung thư máu.

Con trai của thiếu tá Y Bhưn Niê là Y Khôi Ayun (15 tuổi), vốn rất nhanh nhẹn, thông minh, học giỏi. Thế nhưng, đầu năm 2020, Y Khôi hay bị ốm yếu, mặt mũi chân tay xuất hiện hàng trăm nốt đỏ, nốt đen. Thiếu tá Y Bhưn Niê xin nghỉ phép, đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) khám bệnh rồi bàng hoàng nhận tin con bị ung thư máu.

Từ đó đến nay, đều đặn mỗi tháng một lần, vợ chồng anh thay nhau bắt xe đưa con vào bệnh viện tái khám, điều trị. Tài sản, vật dụng có giá trị trong nhà lần lượt đội nón ra đi, nhưng hai vợ chồng vẫn động viên nhau chăm sóc con.

Những tháng gần đây, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Y Khôi không thể đi khám và điều trị nên sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều. Thương con, thiếu tá Y Bhưn nén nỗi lo riêng, vẫn ngày đêm thực hiện nhiệm vụ. Điều anh mong mỏi nhất lúc này là dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, để cậu con trai có cơ hội được điều trị.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.