Công dân Mỹ bị bắn chết giữa tòa ở Pakistan

Cảnh sát tập trung tại một cổng vào của tòa án sau vụ giết Tahir Shamim Ahmad, ngày 29/7
Cảnh sát tập trung tại một cổng vào của tòa án sau vụ giết Tahir Shamim Ahmad, ngày 29/7
TP - Một công dân Mỹ bị bắn chết tại tòa ở Pakistan khi ông này đang bị xét xử vì tội báng bổ.

Theo các quan chức, Tahir Ahmed Naseem, 47 tuổi, đã chết hôm thứ Tư tại thành phố Peshawar phía tây bắc Pakistan, khi hung thủ bước vào phòng xử án và nổ súng ngay trước mặt thẩm phán. Can phạm đã bị bắt tại hiện trường.

Naseem đã bị xét xử với tội danh báng bổ sau khi được cho là tự tuyên bố mình là nhà tiên tri, một hành động sẽ bị trừng phạt bằng án tử hình hoặc tù chung thân theo luật hình sự Pakistan.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nói các quan chức đã "sốc, buồn và phẫn nộ" trước cái chết của Naseem.

Tuyên bố nói rằng Naseem, ở bang Illinois, đã bị một số cá nhân “dụ dỗ sang Pakistan. Sau đó những người này đã viện dẫn luật báng bổ của Pakistan để giam giữ Naseem”. Bộ Ngoại giao Mỹ không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào khác. Naseem đã nhận được hỗ trợ lãnh sự kể từ khi bị bắt vào năm 2018.

“Chúng tôi gửi lời chia buồn tới gia đình Tahir Naseem, công dân Mỹ đã bị giết hôm nay trong phòng xử án ở Pakistan”, Văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách Nam và Trung Á cho biết trong một tuyên bố được đăng trên mạng hôm thứ Năm. "Chúng tôi kêu gọi Pakistan hành động ngay lập tức và theo đuổi các cải cách ngăn chặn thảm kịch đáng xấu hổ như vậy xảy ra lần nữa”, CNN dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Theo người phát ngôn của cảnh sát Peshawar, kẻ giết người được cho là đã nói với Naseem rằng anh ta là “kẻ thù của tôn giáo” và đáng bị giết trước khi nổ súng.

Cảnh sát đang điều tra làm thế nào nghi phạm có thể mang súng có đạn vào phòng xử án. Nhân viên bảo vệ thường đóng bên ngoài tòa nhà tòa án và cảnh sát bảo vệ từng phòng xét xử.
Ở Pakistan, thường dân không thể mua vũ khí hoặc mang theo mà không có giấy phép hợp lệ. 
Vụ việc một lần nữa cho thấy những xung đột liên quan đến luật báng bổ hà khắc của Pakistan. Luật này được cho là có liên quan đến một số hành vi bạo lực, bao gồm ít nhất một vụ nổ súng chết người trong những năm gần đây.

Các nhóm nhân quyền quốc tế đã lên án bộ luật này, trong đó có cáo buộc luật được sử dụng không công bằng nhằm vào các nhóm tôn giáo thiểu số và các nhà báo chỉ trích giới tăng lữ Pakistan.

Cũng có những lo ngại rằng các nhóm Hồi giáo cực đoan sẽ ca ngợi kẻ tấn công Naseem như một anh hùng, như họ đã làm trong quá khứ với những kẻ giết những người có liên quan đến tội danh báng bổ.

Năm 2010, Asia Bibi, tín đồ Thiên chúa giáo, mẹ của 5 đứa trẻ bị kết tội báng bổ và kết án tử hình. Một năm sau đó, thống đốc tỉnh Punjab, Salman Taseer, bị chính vệ sĩ của mình bắn chết vì lên tiếng ủng hộ Bibi và lên án bộ luật báng bổ hà khắc của đất nước.

Kẻ giết người, Mumtaz Qadri, ngay lập tức đầu hàng cảnh sát và sau đó bị xử tử. Nhưng đối với nhiều người Hồi giáo cực đoan, Qadri là một người tử vì đạo và ngôi mộ của anh ta đã trở thành nơi thờ cúng của những kẻ ủng hộ việc tử hình Asia, người được tha bổng hồi đầu năm 2019.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.