Cơn lốc ma túy hoành hành trong giới trẻ Bangladesh

Bên trong trung tâm cai nghiện ma túy Cox’s Bazar. Ảnh: CNN.
Bên trong trung tâm cai nghiện ma túy Cox’s Bazar. Ảnh: CNN.
TP - Trong số 88.000 người nghiện hút ở Bangladesh, có tới 80% là người trẻ và dùng loại ma túy tổng hợp tên là yaba (pha trộn giữa ma túy đá và caffeine). Một số nhà lập pháp Bangladesh đang đề xuất án tử hình với những kẻ buôn bán yaba.

Cơ sở Cox’s Bazar ở Bangladesh hiện có khoảng 20 người đang cai nghiện, trong đó có Rifa, 24 tuổi. Da cậu xanh xám, mắt ngầu đỏ bởi thâm niên hít yaba 11 năm. Rifa kể, là cậu ấm con nhà có điều kiện, năm 2006, khi những viên ma túy yaba đầy màu sắc xuất hiện tại thủ đô Bangladesh, cậu là một trong số những đứa trẻ đầu tiên thử và nhanh chóng nghiện. Giờ đây, yaba có mặt khắp nơi ở Bangladesh và số người trẻ dính vào nó ngày càng nhiều. Rifa nói: “Tôi thực sự muốn dừng lại bởi vì tôi cảm thấy rất kinh khủng”. Kashem, 37 tuổi, cũng đang cai nghiện tại đây. Anh nói rằng, nhiều thanh thiếu niên Bangladesh hiện nay nghiện yaba. Anh đã gửi con trai lớn sang Ảrập Xêút với hy vọng nó tránh xa ma túy.

Năm 2013, Oishee Rahman 17 tuổi, nghiện ma túy nên bố mẹ cô tịch thu điện thoại, giam cô trong căn hộ của họ ở Dhaka. Tức giận, cô vào bếp lấy con dao đâm bố mẹ mình tới chết. Sau đó, cô khóa trái em trai trong phòng và gọi bạn đến đón đi. Sau đó, cô đầu thú tại đồn cảnh sát. Rahman bị kết án tử hình vào năm 2015. Tháng 6 năm nay, Tòa án Tối cao Dhaka giảm án cho Rahman xuống án tù chung thân vì có xem xét đến tuổi tác và sức khỏe tâm thần của cô.

Theo số liệu của Cục Kiểm soát Ma túy Bangladesh, năm ngoái, họ thu giữ hơn 29 triệu viên ma túy, gấp 35 lần số lượng tịch thu trong năm 2010. Theo báo cáo hằng năm của Bộ phận Kiểm soát Ma túy Bangladesh năm 2014, khoảng 88% người Bangladesh sử dụng ma túy dưới 40 tuổi. Một nghiên cứu tại thành phố Sylhet được công bố trong năm nay cho thấy, 55% người sử dụng ma túy tuổi từ 22 tới 29. “Yaba đang giết chết những người trẻ của Bangladesh”, một quan chức Bangladesh nói.

Khi biên giới Trung Quốc và Thái Lan bị thắt chặt, các băng nhóm ma túy cần các tuyến đường mới đến thị trường quốc tế và Bangladesh, với nhiều cảng biển đông đúc và biên giới dài, là sự lựa chọn hiển nhiên. Những viên yaba thường được chuyển vào Bangladesh theo đường sông, được giấu trong thùng chứa gừng hoặc cá khô.

Najnin Sarwar Kaberi, thư ký của đảng Liên minh Awami cầm quyền ở  Bangladesh, cho biết: “Chính phủ sẽ nghiêm túc ngăn chặn yaba. Nhưng rất khó vì một số quan chức cấp thấp đang tham gia vào việc buôn lậu và một số nhân viên bảo vệ biên giới nhận tiền để cho ma túy tràn vào. Rất khó để tìm ra ai tham gia. Bà Kaberi đề xuất áp dụng án tử hình cho đối tượng buôn lậu yaba và tăng số lượng cơ sở cai nghiện ma túy.

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.