Con đẻ & con nuôi

TP - Sau 20 năm phát triển các trường ĐH-CĐ ngoài công lập (NCL), đến nay hệ thống này đã có 90 trường ĐH-CĐ, chiếm khoảng 22% tổng số trường và 14% tổng số sinh viên trên toàn quốc (314.000 SV). Tổng số vốn điều lệ đăng ký thành lập của các trường ĐH-CĐ NCL lên tới 1.555 tỷ đồng.

Như vậy nguồn lực xã hội đã đầu tư vào hệ thống này không hề nhỏ, và hàng chục vạn lao động có bằng cấp ĐH-CĐ cũng đã được đào tạo từ các trường NCL nói trên.

Tuy nhiên, dẫu hai thập niên đã trôi qua, song chất lượng đào tạo của hệ thống NCL đang thực sự có vấn đề. Bằng chứng là nhiều năm nay, không ít trường không tuyển được sinh viên, có trường chỉ tiêu được giao cả ngàn mà số lượng thí sinh đăng ký chỉ lèo tèo vài chục. T

ừng có trường đại học mà thủ khoa chỉ vẹn vẻn có 12,5 điểm/3 môn, tức chưa vượt qua ngưỡng điểm sàn. Lại có trường trong tổng số 98 thí sinh dự thi chỉ có 12 thí sinh đạt 13 điểm trở lên. Những ví dụ đáng buồn đó kể ra không hết.

Với đầu vào thấp như vậy, chưa kể chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất còn nhiều bất cập, thế nên không ít các tỉnh thành, các cơ quan, đơn vị từng tuyên bố không tuyển nhân sự bằng cấp dân lập hay tại chức.

Bằng cấp hệ NCL bị xã hội đánh giá thấp, khó xin được việc làm, dẫn đến càng ngày càng ít thí sinh muốn học, cái vòng lặp tất yếu đó đang đưa nhiều trường NCL đứng trước nguy cơ phá sản, phải đóng cửa vì không tuyển được sinh viên.

Tại hội nghị tổng kết hôm qua, các trường NCL “tố” họ đang bị đối xử bất bình đẳng, tình trạng “con đẻ - con nuôi” đang diễn ra giữa hai hệ thống đào tạo công lập và NCL. Từ ngân sách, nguồn vốn cho tới đất đai đều được ưu tiên cho trường công lập, đã thế các trường này cũng ra sức tuyển sinh vét theo kiểu “bắt từ con mực, con tôm, con tép” khiến cho trường NCL “hết cửa”...

Nhưng nhiều người lại đặt câu hỏi, vì sao Bộ GD-ĐT lại cấp giấy phép cho ra đời quá nhiều trường NCL chất lượng thấp đến như vậy? Ai đẻ ra “con nuôi”? Còn nếu coi các trường NCL như những doanh nghiệp, chuyện thiếu chất lượng song lại thừa số lượng đương nhiên sẽ dẫn tới việc phải tự thanh lọc, giải thể. Và đó là chuyện hết sức bình thường.

Năm nay, hy vọng việc bỏ điểm sàn, thay bằng tiêu chí khác “đảm bảo chất lượng đầu vào” có thể giúp nhiều trường NCL bớt khó khăn trong tuyển sinh. Song thiết nghĩ, ngoài chính sách bình đẳng, không phân biệt “con nuôi - con đẻ”, biện pháp duy nhất để các trường này đứng vững vẫn phải là nâng cao chất lượng đào tạo và tạo được uy tín trong xã hội.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.