Hà Nội:

Còn 1 ngày thi vào lớp 10, ôn tập Toán - Văn thế nào để tránh mất điểm ‘oan’?

Còn 1 ngày thi vào lớp 10, ôn tập Toán - Văn thế nào để tránh mất điểm ‘oan’?
TPO - Theo nhiều giáo viên, những ngày cuối học sinh không nên ôm đồm và quá lo lắng vì thời gian trước đó đã được các thầy cô  và bản thân tự ôn tập cẩn thận. Đây là thời gian các học sinh nên đọc lại các chuyên đề mà Thầy cô đã dạy.

Ôn tập trong những ngày sát ngày thi: không nên ôm đồm và quá lo lắng

Theo thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, Hà Nội cho rằng, những ngày cuối học sinh không nên ôm đồm và quá lo lắng vì thời gian trước đó đã được các Thầy Cô và bản thân tự ôn tập cẩn thận. Các học sinh nên đọc lại các chuyên đề mà Thầy cô đã dạy.

Chẳng hạn như với môn Toán, thầy Cường cho rằng, những kiến thứ như: bài toán rút gọn và câu hỏi phụ; công thức tính thể tích, diện tích nón trụ cầu; giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình; hàm số bậc nhất; hàm số bậc hai; Hệ thức Vi-et; Giải hệ phương trình; Hình học…

Ngoài ra, đọc chậm và ghi nhớ lại những lưu ý về cách trình bày mà Thầy Cô đã dạy kết hợp với đọc lại sách ôn tập, sách giáo khoa. Lưu ý việc ôn tập lại các công thức tính thể tích, diện tích các khối nón, trụ, cầu; hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông.

Trong mỗi ngày sắp đến ngày thi nên phân chia thời gian để có thể ôn tập được các môn Văn, Toán, Anh, môn chuyên, không nên dành thời gian quá nhiều cho một môn.

Với bài thi môn trắc nghiệm, thầy Cường cho rằng, cần phải ghi đẩy đủ thông tin cá nhân và tô cẩn thận số báo danh và mã đề. Sau khi nhận đề cần đọc qua một lượt để xác định những câu dễ, câu mình có thể xử lí được trước. Sau đó tô đáp án những câu mình đã xử lí được. Khi tô cần tô kín hình tròn của đáp án mình chọn để khi chấm máy dễ nhận được, không bị lỗi. Sau đó ta tiến hành xử lý các câu hỏi khó hơn, cố gắng liên kết kiến thức từ những vùng lân cận của câu hỏi đó để có sự lựa chọn tốt.

Thời gian thi trắc nghiệm là 60 phút nên cần tận dụng tối đa. Những câu hỏi nào còn phân vân, tạm chọn một đáp án nào đó và đánh dấu kí hiệu phân vân ở đề để sau đó kiểm tra lại. Mặc dù có câu hỏi mình chưa biết, cũng nên thử vận may bằng cách tô một đáp án nào đó mà mình cảm thấy tự tin nhất, không nên bỏ trống một câu nào cả.

Trong trường hợp sửa đáp án, học sinh cần phải tẩy sạch đáp án cũ và tô lại đáp án mới, không được để 2 đáp án trong một câu.

Cô Nguyễn Đình Thị Thủy, giáo viên môn Ngữ Văn của trường THTP Hoài Đức A, Hà Nội cho rằng, học sinh cần ôn tập kĩ lại, nắm thật vững cấu trúc đề, kĩ năng làm các phần trong đề, dạng câu hỏi cụ thể trong từng phần.

Về nội dung, cô Thủy cho rằng, phần nghị luận xã hội, học sinh cần quan tâm đến vấn đề thời sự của đất nước như vấn đề môi trường, COVID-19, tình nhân ái, đoàn kết; vấn đề của giới trẻ, nhiệm vụ của giới trẻ.

Phần nghị luận văn học thì bản chất nắm vững các thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm. Vấn để nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Môn Toán: cẩn trọng với bài hình

Theo thầy Nguyễn Cao Cường, với làm bài thi môn tự luận môn Toán, học sinh cần ghi đầy đủ các thông tin trên tờ giấy thi, không được viết, vẽ, ghi kí hiệu bất thường trên bài thi. Những bài thi như vậy không có lợi cho thí sinh.

Thầy Cường cũng cho rằng, học sinh cần đọc thật kỹ đề bài và ghi nhanh ra nháp những ý tưởng và chú ý của từng câu. Khi làm bài chọn câu dễ để làm trước nhưng thường đề thi đã thiết kế theo trình tự từ dễ đến khó nên có thể làm tuần tự cũng được. Gặp câu hỏi khó, tạm để đó và làm những câu dễ khác trước.

Theo thầy Cường, cần trình bày bài thật cẩn thận, không làm tắt, không viết tắt, cần có kết luận về kết quả của từng câu.

Đối với bài hình học, cần kiểm tra kỹ xem hình vẽ đã chính xác với đề bài chưa (vì nếu vẽ sai hình, bài hình sẽ bị điểm 0), các câu hỏi cần lập luận chặt chẽ, có ghi lí do khi chứng minh, vẽ hình rõ ràng, đặc biệt là việc ghi tên các điểm trên hình (học sinh hay viết làm cho người chấm không phân biệt đươc M với N; E với F; O với D...).

Thầy Cường cho rằng, học sinh nên mang đồng hồ khi đi thi để phân chia thời gian cho các câu thật hợp lí, không nên tập trung thời gian quá 15 phút cho một câu. Nếu cảm thấy căng thẳng và hồi hộp quá, hãy tạm dừng làm bài khoảng 1 - 2 phút, thở đều và bình tĩnh lại, bắt đầu thật chậm lại các bài mà mình đang cảm thấy khó khăn.

Khi còn 20 phút nữa là hết giờ làm bài, học sinh không nên làm những câu khó, câu cuối cùng của bài thi mà nên dùng thời gian còn lại kiểm tra kết quả những bài đã làm trên nháp một cách độc lập. Khi nghi ngờ một câu nào đó sai, tạm kẻ bằng bút chì và kiểm tra đối chiếu thật kỹ lại, khi chắc chắn phương án nào đúng mới gạch bỏ phần sai đi, tránh trường hợp vội vàng gạch bỏ mà đó lại là phần làm đúng.

“Tình huống gặp câu hỏi quá khó, học sinh nên bóc tách làm những ý nhỏ mà mình có thể, tránh mất điểm cả câu hỏi’- thầy Cường nhấn mạnh.

Lịch thi và thời gian thi vào lớp 10 của Hà Nội năm học 2020-2021:

Còn 1 ngày thi vào lớp 10, ôn tập Toán - Văn thế nào để tránh mất điểm ‘oan’? ảnh 1  

Chuẩn bị cẩn thận những giấy tờ, đồ dùng khi đi thi 

Học sinh phải mang theo giấy báo dự thi, thẻ học sinh hoặc chứng minh thư, đầy đủ đồ dùng học tập.

Bút viết bài nên mua khoảng 5-6 chiếc cùng loại, compa, thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi….Đặc biệt là bút chì dùng để tô trắc nghiệm nên chọn loại 2B là vừa đủ vì loại đậm hơn dễ tô nhưng khó tẩy sửa.

Khi đi tập trung và đi thi, gia đình nên đưa các con đi đề phòng những bất trắc có thể xảy ra mà học sinh không giải quyết được. Cần phải đến địa điểm thi đúng giờ.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.