Coi thường cơ quan chức năng

Coi thường cơ quan chức năng
TP - Bộ Tài chính vừa tổng kết và vạch rõ các thủ đoạn chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 5 năm, thất thu cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Dường như doanh nghiệp FDI “coi thường” cơ quan chức năng.

> Chỉ số năng lực cạnh tranh: Tỉnh lẻ lên, Thủ đô xuống
> Hà Nội rớt hạng cạnh tranh thêm 15 bậc

Đủ chiêu chuyển giá

Bộ Tài chính vừa cho biết, việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp FDI còn chưa tương xứng với kỳ vọng của nhà nước đối với khối doanh nghiệp này. Với các chính sách ưu đãi về thuế, tài chính, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn FDI lớn đổ vào Việt Nam, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối FDI cũng ngày càng cao.

Theo Bộ Tài chính, hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm. Điển hình như tại Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu).

Trong khoảng 5 năm trở lại đây (2006-2010), các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thường dưới các hình thức như: Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình hoặc vô hình giữa các bên liên kết; qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết và thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên (liên kết).

Cũng theo Bộ Tài chính, các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế, mà còn cả chiều ngược lại.

 “Một số doanh nghiệp FDI có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài”.  

Thanh tra đã phát hiện các hình thức chuyển giá qua hoạt động giao dịch liên kết điển hình như: Nâng vốn góp bằng việc nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ; bán hàng hoá, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam; định giá tiền bản quyền thương hiệu cao so với giá trị thực; các tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho công ty con tại Việt Nam theo giá do công ty mẹ quy định rất thấp; hoặc công ty mẹ thực hiện hỗ trợ vốn hoặc cho công ty con tại Việt Nam vay vốn không tính lãi...

Truy thu hàng nghìn tỷ

Để đảm bảo công tác quản lý về thuế, khắc phục tình trạng chuyển giá xảy ra ngày càng phổ biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý về thuế.

Đồng thời, bước đầu nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá, ngành Thuế cũng thường xuyên triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn các hành vi chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết, thúc đẩy hoạt động thanh tra chống chuyển giá.

Từ năm 2009-2011, hiện tượng chuyển giá đã được khắc phuc đáng kể. Cụ thể, năm 2009, lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp FDI là 114.296 tỷ đồng, chiếm 36,4% và thuế thu nhập doanh nghiệp từ doanh nghiệp FDI là 13.288 tỷ đồng, chiếm 21,5%.

Bộ Tài chính cũng cho biết, việc tăng cường thanh tra chống chuyển giá bước đầu tác động đến các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã tự điều chỉnh hạch toán để giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế...

Thanh tra tại 921 doanh nghiệp FDI lỗ và có dấu hiệu chuyển giá năm 2011, Bộ Tài chính đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.