Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chỉ cần nghe cụm từ ‘thiếu i-ốt’ là hầu như chúng ta hiểu người nói đang mô tả vấn đề gì. Tuy nhiên, vai trò của i-ốt với cơ thể con người không chỉ đơn giản như vậy.

Tuyến giáp là một cỗ máy thầm lặng, như bao sự vật hiện tượng trên đời, khi hoạt động trơn tru chúng ta đều quên sự tồn tại của nó, mặc dù cái cơ quan nhỏ xinh này giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, nhiệt độ, nhịp tim…, ThS.BS Vũ Hiền Trinh (Bệnh viện Nội tiết TW) cho biết. Chỉ cần chút trục trặc là cơ thể sẽ có những dấu hiệu cảnh báo chúng ta ngay lập tức.

Tuyến giáp muốn hoạt động bình thường thì không thể thếu i-ốt. I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da, tóc…

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu hụt i-ốt

Dễ cảm thấy mệt mỏi, hay bị lạnh hơn bình thường: Thiếu i-ốt và suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến giảm năng lượng nên bạn dễ thấy lạnh hơn người bình thường. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của việc thiếu i-ốt.

Tăng cân: Suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất. Calo có nhiều khả năng được lưu trữ dưới dạng chất béo, có thể dẫn đến tăng cân…

Rụng tóc: Khi sản xuất hormone bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến cả sự phát triển của tóc ở gốc. Tóc rụng và có thể không được thay thế bằng mọc mới, dẫn đến rụng tóc, tóc mỏng trên da đầu và các vùng khác như lông mày.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 1

Rụng tóc có thể do thiếu i-ốt.

Sưng cổ: Thiếu i-ốt có thể gây sưng hoặc nổi cục ở cổ. Điều này là do tuyến giáp của bạn, nằm ở cổ, khiến cổ to lên.

Đãng trí, hay quên, chậm chạp: Do hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ.

“Bơm” i-ốt cho cơ thể như thế nào?

Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được i-ốt nên cần bổ sung i-ốt bằng nguồn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày.

Những loại thực phẩm tự nhiên giàu i-ốt và dễ kiếm bao gồm:

Cá biển: Có chứa rất nhiều i ốt do sống trong môi trường biển. Ngoài ra, cá biển còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như axit béo, omega-3, vitamin D, E, kali, folate và protein.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 2

Gà: Trong 87 gam lườn gà chứa 34 microgam i ốt, chiếm 23% lượng i ốt cơ thể cần mỗi ngày. Lườn gà còn giàu kali, phốt pho, vitamin B tổng hợp và rất ít calo.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 3

Trứng gà: Trong trứng gà có chứa i ốt rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một quả trứng luộc có chứa 12 microgam i-ốt, chiếm 9 % lượng i ốt cơ thể cần.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 4

Một ly sữa chứa đến 56 microgam i- ốt, một cốc sữa chua cung cấp 154 microgam i ốt. Ngoài ra, sữa còn là nguồn cung cấp vitamin D, canxi, các khoáng như mangan, folate, phốt pho, kali, magie… tốt cho sức khoẻ.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 5

Phô mai: Trong mỗi miếng phô mai chứa đến 12 microgam i- ốt. Tuy nhiên, nó có hàm lượng calo lớn, nên bạn nên ăn lượng vừa phải để hạn chế tăng cân.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 6

Khoai tây: 100 g khoai tây chứa khoảng 4.5 mcg i-ốt. Tuy không quá cao, nhưng so với các loại rau củ quả khác, khoai tây vẫn là thực phẩm giàu i-ốt.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 7

Ngô: Ăn ngô giúp tăng lượng i-ốt cho cơ thể. Nửa bắp ngô giúp cung cấp 14 microgam i- ốt. Bạn có thể ăn ngô luộc như một bữa ăn nhẹ, hoặc thêm vào canh, salad cho bữa tối của mình.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 8

Rau chân vịt (cải bó xôi): 100 g rau chân vịt chứa 16.4 mcg i-ốt.

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 9

Rau cần: Có lượng i-ốt tương đương rau chân vịt (16mcg/100g).

Cơ thể thiếu hay thừa i-ốt đều tai hại như nhau ảnh 10

Vitamin A khi thiếu sẽ gây ra hiện tượng rối loạn sinh tổng hợp hormone tuyến giáp và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bướu cổ. Do vậy, chế độ “bơm” i-ốt khôn ngoan thông qua thực phẩm còn phải lưu ý đến cả những thức ăn giàu vitamin A.

Thừa i-ốt cũng tai hại

Bệnh tuyến giáp như bướu cổ cần tránh xa một số loại thực phẩm như khoai mì, hạt kê, các loại rau họ cải như bắp cải, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ… Các loại rong tảo biển do chứa quá nhiều i-ốt cũng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh bướu cổ.

Theo các chuyên gia y học, nếu cung cấp quá nhiều i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ. Chính vì vậy ở các thành phố lớn, các vùng duyên hải…, nơi mà trong bữa ăn hàng ngày của người dân đã có hàm lượng i-ốt đủ cho hoạt động sinh tổng hợp hormone của tuyến giáp thì không cần phải cho thêm i-ốt vì sẽ lợi bất cập hại.

MỚI - NÓNG
Vùng Cảnh sát biển 4 và Sở Chỉ huy chiến thuật tiền phương Campuchia trao đổi về đường dây nóng
Vùng Cảnh sát biển 4 và Sở Chỉ huy chiến thuật tiền phương Campuchia trao đổi về đường dây nóng
TPO - Chiều 27/9, tại Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và đoàn công tác Sở Chỉ huy chiến thuật tiền phương Campuchia có cuộc tọa đàm, trao đổi về kết quả thực hiện Cơ chế liên lạc đường dây nóng đã được ký kết giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Ủy ban quốc gia An ninh, hàng hải Campuchia trong thời gian qua.