Có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp thay Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Người dân có thể sử dụng thẻ Căn cước công gắn chip để xác nhận nơi cư trú mà không cần đến sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú.

Theo đại diện Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, cho biết sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có giá trị đến hết ngày 31/12/2022.

Để triển khai Luật Cư trú thống nhất, hiệu quả nhằm tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính hay giao dịch dân sự, sau khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị thu hồi hoặc hết hiệu lực, người dân có thể sử dụng 7 phương thức sau:

Có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp thay Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú ảnh 1

Chip mặt sau của căn cước công dân gắn chip.

Thứ nhất, người dân sử dụng Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Đây là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định khi công dân xuất trình CCCD thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân.

Thứ hai, công dân, cơ quan, tổ chức dùng thiết bị đọc mã QR trên CCCD gắn chip. Thiết bị được tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc các thông tin gồm: Số CCCD; số CMND 9 số; họ và tên; ngày sinh; giới tính; nơi thường trú; ngày cấp CCCD.

Thứ ba, công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chip trên CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Các thông tin gồm: họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quê quán; nơi thường trú; số chứng minh đã được cấp; ảnh chân dung; vân tay...

Có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp thay Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú ảnh 2

Ứng dụng VNeID.

Thứ tư, người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Theo đó, sau khi truy cập trang web dân cư quốc gia, công dân đăng nhập tài khoản theo hướng dẫn.

Sau đó, chủ tài khoản truy cập vào chức năng “Thông tin công dân”. Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiển thị gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; nơi thường trú; số định danh cá nhân; số chứng minh nhân dân.

Thứ năm, cá nhân sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Để thực hiện, công dân đến cơ quan công an đăng ký tài khoản mức 2; cài ứng dụng VNeID; kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo. Sau khi được kích hoạt, thông tin hiển thị trên VNeID gồm: Số CCCD; họ và tên; ngày sinh; giới tính; đặc điểm nhận dạng; số điện thoại...

Có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp thay Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú ảnh 3

Sổ hộ khẩu giấy sẽ có giá trị đến 31/12/2022.

Thứ sáu, công dân sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú được ban hành kèm theo Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an. Để có giấy này, người dân đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước để đề nghị cấp, hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết.

Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương tạo điều kiện tối đa cho công dân khi xin cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú. Mẫu giấy này có đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về nơi cư trú của công dân, thông tin về chủ hộ, mối quan hệ của các thành viên trong hộ gia đình.

Thứ bảy, công dân sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ Công an đã chỉ đạo cấp thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người chưa được cấp CCCD trên toàn quốc.

Có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp thay Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú ảnh 4

Số định danh cá nhân có thể tra cứu được nhiều thông tin.

Các thông tin trên thông báo số định danh cá nhân gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; tình trạng hôn nhân; nhóm máu...

Hiện nay, Bộ Công an đã đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, sở, ban, ngành có liên quan căn cứ thông tin trên CCCD gắn chip, thông báo số định danh cá nhân, xác nhận thông tin về cư trú để xác định nơi cư trú của công dân khi giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Mục đích để thống nhất với quy định của Luật Cư trú 2020, không yêu cầu người dân xuất trình sổ thường trú, sổ tạm trú giấy.

Có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp thay Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?