Theo TS. Nguyễn Chí Hiếu, có những học sinh học THPT rất thông minh, nhưng sau khi tốt nghiệp ĐH, chưa chắc đã thành công như các bạn khác.
TS Nguyễn Chí Hiếu cho biết, có một thực trạng rất phổ biến hiện nay, đó là nhiều nhà trường, chương trình học, thầy cô, phụ huynh và cả học sinh đều nhận thức năng lực đo được qua các bài thi chuẩn hóa và năng lực nền tảng thật sự của học sinh rất khớp nhau. Với họ, con đạt điểm 9, 10 tổng kết môn, IELTS 8.5 hay SAT I 1500/1600 là tài năng, có năng lực thực sự. Thậm chí, có người coi việc con trúng tuyển trường chuyên có tiếng là tài năng rồi.
Vậy mục tiêu 3 năm học THPT là gì? Theo TS. Nguyễn Chí Hiếu nhiều phụ huynh cho con đi học thêm, vạch ra mục tiêu bắt con phải đạt được để có thể du học hay học trường quốc tế. Chẳng hạn, hết ba năm THPT, con phải có điểm TOEFL trên 100 hay IELTS 8.0; SAT I 1500-1600, SAT II 700-800 để có cơ hội trúng tuyển trường hàng đầu của thế giới.
Vì vậy, phần lớn buổi tối và cuối tuần, học sinh phải đổ dồn vào những thứ này. 3 năm THPT đẹp nhất thời học sinh, có thể hình thành rất nhiều kỹ năng, nhận thức về thế giới thì bị đổ vào những câu trắc nghiệm khoanh tròn A, B,C,D.
Chưa kể, ngoài các bài thi chuẩn hóa, học sinh còn phải đạt điểm trung bình trên lớp ở mức cao và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Có những em còn tham gia 5-6 hoạt động mỗi tuần, nói như TS Hiếu thì "những học sinh này như thể chỉ còn ba năm để sống".
TS. Hiếu cho rằng bản thân mỗi mục tiêu này không tệ, nhưng chiếm quá nhiều thời gian mà quên đi mất có những thứ còn quan trọng hơn mà không dành thời gian cho nó. Đó là những điểm mù mà học sinh không nhìn ra. Điều này bắt nguồn từ chính mặc định sai lầm về định nghĩa "tài năng".
Thế nên nhiều học sinh từng đạt 8.5 IELTS, 1600 SAT nhưng bước chân tới MIT hay Đại học Stanford vẫn bị sốc, dẫn đến căn bệnh tâm lý và muốn nghỉ học dù từng là học sinh xuất sắc.
“Phụ huynh và những ai coi chứng chỉ ngoại ngữ thì coi đó là tài năng vỗ tay hoan hô là hạn chế. Coi những chỉ số đó sẽ thành công trong ĐH và sau này thì quá nguy hiểm. Tất nhiên không phải học sinh nào cũng rơi vào tình cảnh trên", TS. Nguyễn Chí Hiếu nói.
Theo TS. Hiếu cho rằng tài năng không phải là điểm số hay tên trường. Người có tài năng phải hội tụ khả năng tổng quát, chuyên biệt, độ cam kết và năng lực sáng tạo.
Khả năng tổng quát bao gồm năng lực tự học, nghiên cứu, viết lách, đọc sách, thuyết trình, tư duy. Từ những khả năng đó, học sinh đem áp dụng vào từng môn học chuyên biệt sao cho phù hợp…
"Tôi cho rằng người hội tụ được những yếu tố trên mới là tài năng. Còn phần lớn học sinh hiện nay, ngay cả những bạn IELTS 8.5 vẫn được gọi là con nhà người ta, chưa chắc đã là tài năng vì ngay ở yếu tố khả năng tổng quát các bạn đã thiếu rồi", TS. Nguyễn Chí Hiếu nêu quan điểm.
Đồng quan điểm này, TS. Phạm Hiệp giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giáo dục Edlab asia cho rằng không chỉ là chuyện chứng chỉ ngoại ngữ IELTS mà mọi kỳ thi ở bậc phổ thông, thậm chí cả huy chương Olympic cũng không phải là tài năng. Việc học sinh đạt giải thưởng hay điểm số cao tại các kỳ thi này chỉ có thể khẳng định là các em có tiềm năng. TS. Phạm Hiệp ví dụ cụ thể, tài năng phải như học sinh mới 14 tuổi phát minh được ra sản phẩm nào đó mà người lớn không làm được để phân biệt giữa tiềm năng và tài năng theo cách nhìn nhận của ông.
Có sai lầm khi coi học sinh đạt 8.5 IELTS là tài năng?
TPO - Tại hội thảo "Tái định nghĩa tài năng" do trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội, tổ chức vừa qua, diễn giả Nguyễn Chí Hiếu, từng lấy bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford (Mỹ) và thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh), cho rằng nếu phụ huynh nhìn nhận học sinh đạt được 8.5 IELTS là tài năng, là con nhà người ta thì đó là cái nhìn còn hạn chế.
MỚI - NÓNG
Neymar: 'Chơi bóng cùng Mbappe không khác gì địa ngục trần gian'
TPO - Từ Saudi Arabia, Neymar đã gửi lời cảnh báo tới các đồng hương Brazil đang khoác áo Real Madrid, rằng trở thành đồng đội của Kylian Mbappe là một thảm họa, thậm chí không khác gì địa ngục.
Xung đột Nga - Ukraine ngày 16/9: Ukraine bắn hạ 53 máy bay không người lái trong đêm
TPO - Quân đội Nga đã phóng 56 máy bay không người lái tấn công (UAV) nhằm vào Ukraine trong đêm 15 rạng sáng 16/9. Các UAV được phóng từ thành phố Kursk và Yeysk của Nga.
Bản tin Hình sự: Giả danh cán bộ trại giam để lừa tiền chạy án của người nhà phạm nhân
TPO - TIN NÓNG ngày 16/9: Phát hiện hai người thương vong trong phòng trọ bị xáo trộn; Nhiều nhà hảo tâm mua áo phao bị lừa tiền cọc; Tử hình kẻ sát hại người tình đang mang thai và bố mẹ nạn nhân...