Cổ phiếu ngân hàng giảm kịch sàn, vì sao?

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt bị bán mạnh, cộng thêm nhiều mã vốn hóa lớn sa sút đã đẩy Vn-Index lùi về 557,47 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt bị bán mạnh, cộng thêm nhiều mã vốn hóa lớn sa sút đã đẩy Vn-Index lùi về 557,47 điểm.
TP - Sau thông tin Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mua Ngân hàng xây dựng (VNBC) với giá 0 đồng, ngày 3/2, nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ bị bán mạnh.

Sàn chứng khoán đỏ rực khi biến động lớn đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Ngay phiên giao dịch buổi sáng, các mã ngân hàng đồng loạt giảm kịch giá sàn: VCB giảm 0,56%, CTG giảm 2,22%, BID giảm 1,74%, EIB giảm 1,49%, MBB giảm 1,43%, STB giảm 3,26%, ACB giảm 2,38%. Phiên buổi chiều, trên sàn TPHCM lực bán mạnh tiếp ở nhóm này. Đà giảm điểm lập tức ảnh hưởng đến các nhóm khác như nhóm bất động sản, chứng khoán... Kết thúc phiên giao dịch 3/2, VnIndex mất gần 13 điểm còn 557,47 điểm, HNX-Index mất 1,86 điểm còn 82,56 điểm.

Cuối chiều cùng ngày, bản tin phân tích của Cty chứng khoán MB (MBS) nhận định: “Có hiện tượng bán tháo tại nhóm ngân hàng, hiện tượng giảm theo có diễn ra tại các nhóm cổ phiếu khác. Diễn biến bất ngờ từ nhóm ngân hàng cho thấy thị trường có những biến động khó lường”. Cùng đó, MBS khuyến nghị nhà đầu tư trong ngắn hạn nên thận trọng, giữ tỷ trọng danh mục an toàn ở mức 30% cổ phiếu và 70% tiền mặt.

Trao đổi với Tiền Phong, một chuyên gia lĩnh vực tài chính ngân hàng nhận xét: Ngoài việc giảm kỹ thuật do đã liên tục tăng trần và giữ vị trí “ngôi” trong suốt thời gian dài, việc Ngân hàng Nhà nước mua Ngân hàng Xây dựng (VNBC) với giá 0 đồng cũng gây tác động.  “Trường hợp quốc hữu hóa ngân hàng chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, cho nên không tránh khỏi nhà đầu tư có những hoang mang xao động. Cũng vì thế giới đầu cơ rất dễ lợi dụng”- vị chuyên gia nói.

Xung quanh việc NHNN tuyên bố mua VNBC có nhiều ý kiến. Với việc âm chủ sở hữu lớn và nợ xấu của ngân hàng (con số không được công bố), việc mua bán này được xem là một giải pháp tốt hơn cho VNBC vì đã có người “trả nợ” thay là NHNN. Như vậy, ngoài Agribank được thiết kế trở thành NHTM của nhà nước, VNBC “bất đắc dĩ” đã trở thành NHTM thứ hai do NHNN làm chủ sở hữu. Một nguồn tin của Tiền Phong cho biết trong ngày hôm qua, tại VNBC mọi thứ đều diễn ra ổn định; không có hiện tượng người dân rút tiền. Hiện tiền gửi của ngân hàng này vào khoảng 28.000 tỷ đồng; cho vay khoảng 18.000 tỷ đồng.

Post by Báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG