Cổ phần hoá đang chậm vì sao?

Cổ phần hoá đang chậm vì sao?
TPO - Chiều ngày 10/4, tại văn phòng Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo đổi mới phát triển Doanh nghiệp. Nhiều vướng mắc trong cổ phần hóa (CPH) đã được Chính phủ mổ xẻ với quan điểm rốt ráo xử lý ngay.

Về kết quả sắp xếp CPH, theo Ban chỉ đạo và đổi mới Doanh nghiệp của Chính phủ, tính đến hết quý I/2017, đã sắp xếp cổ phần hoá (CPH) được 8 DNNN; đã công bố giá trị doanh nghiệp nhưng chưa phê duyệt phương án cổ phần hoá 41 DN; đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp 108 DN; 1 DN được phê duyệt giá trị DN để CPH ( công ty cấp thoát nước tỉnh Lâm Đồng.

Về thoái vốn DNNN, tính đến hết ngày 25/3/2017 cả nước đã  thực hiện bán phần vốn Nhà nươc không cần nắm giữ tại 10 DN với tổng giá trị theo sổ sách là 71, 8 tỷ đồng (bằng 12,5% so với cùng  kỳ năm 2016), thu về 72,8 tỷ đồng ; trong số 10 DN có 6 DN phải thoái dưới mệnh giá.

Theo Ban chỉ đạo và đổi mới phát triển DN, sự chậm trễ CPH trên đến từ lý do như các DN phải CPH còn lại đều là DN lớn, có nhiều DN tình hình tài chính phức tạp, có DN quy mô vốn chủ sở hữu trên 5000 tỷ đồng khi cổ phần hoá phải thực hiện kiểm toán nên cần thời gian làm chặt chẽ hơn.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng lưu ý trong thời gian qua, chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa được tới 96% doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, mới chỉ có tổng vốn 6% được cổ phần hóa còn 92% tổng vốn chưa cổ phần hóa. “Báo cáo do chúng ta cần đánh giá lại xem thế nào, tiến độ nhanh hay chậm, thực chất vốn cổ phần hóa là gì”, Phó Thủ tướng nói.

Từ thực tế này, Phó Thủ tướng yêu cầu tới đây cổ phần hóa DNNN phải mạnh mẽ hơn, số lượng phải lớn hơn với tỷ trọng vốn DNNN nhiều hơn . “Đây là yêu cầu bắt buộc phải làm sao vừa thuận lợi, vừa tránh thất thoát tài sản. Hiện có ý kiến cho rằng đang có tâm lý chờ đợi nhưng quan điểm của Chính phủ là vừa làm vừa rà soát, có tới đâu làm tới đó.”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cập nhật tình hình thoái vốn toàn quốc trong quý 1/2017, Thứ trưởng Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết: báo cáo thoái vốn quý 1 đang có dấu hiệu chậm lại. Nguyên nhân chậm trễ có phần do chờ phê duyệt kế hoạch; hoặc chờ cổ phần hóa theo Nghị định 58 hay chờ sửa theo Nghị định 59.  “Phía Bộ Tài chính về xây dựng chính sách cơ bản chúng tôi đã làm hết những vướng mắc về chính sách chế độ  báo cáo; đã có hơn nửa các đơn vị báo cáo.  Nghị định 59 hiện sửa dự kiến trong quí 2 xong “, ông Hiếu nói.

Liên quan đến vấn đề thoái vốn, Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Huy Đông cho biết về thoái vốn Nhà nước danh mục DN ngày 21/3, Bộ đã có văn bản nhắc nhở, đôn đốc. “Tính đến nay chúng tôi nhận được 73/94 bộ ngành địa phương có báo cáo. Hiện Bộ đang cho tổng hợp trình; hy vọng 23 bộ ngành còn lại kịp gửi về”, Ông Đông thông tin. Điểm quan trọng được vị Thứ trưởng này lưu ý đang vướng trong CPH đó là nếu “chiểu” theo NĐ 58 thì các bộ ngành DN có thể chủ động làm được hết; nhưng hiện đang có tâm lý chờ đời dự thảo NĐ 59 do Bộ Tài chính soạn thảo.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, riêng về NĐ 59 năm ngoái Chính phủ đã yêu cầu DN từ 5.000 tỷ đồng trở lên phải kiểm toán nhưng có nhiều DN định giá lách có khi còn bốn ngàn chín trăm mấy tỷ. Do đó, tất cả các DN khác bất kể quy mô vốn thế nào nhưng xét thấy cần thiết Thủ tướng có thể yêu cầu đề nghị kiểm toán thực hiện”. Phó Thủ tướng nói. Theo ông, Thủ tướng đã đề nghị và chẳng có trường hợp nào KTNN từ chối. (Đơn cử như Tổng công ty lương thực VN - Vinafood nói dưới 5000 tỷ đồng vốn, cần Chính phủ vẫn cho kiểm toán).

Riêng giải quyết vướng mắc đất đai, theo Phó Thủ tướng khi CPH cứ rà soát bình thường. DN nào đã có phương án CPH chúng ta sẽ xử lý. Chứ nếu chờ thì 5 năm nữa vẫn không làm được đâu. “Chính phủ sẽ rà soát cụ thể xử lý giải quyết tất cả các vướng mắc”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Về thực hiện đăng ký vào giao dịch niêm yết trên TTCK, tính đến hết quý 1/2017 đã có 13 Bộ, ngành, 36 địa phương và 19 Tập đoàn kinh tế Tổng công ty Nhà nước gửi báo cáo về kết quả đăng ký giao dịch và niêm yết trên TTCK. Hiện còn 11 bộ ngành chưa gửi báo cáo.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.