Người đàn ông kỳ lạ ấy là Mai Văn Hào (59 tuổi, quê gốc ở tỉnh Thái Nguyên), gắn bó 1/3 cuộc đời vùng đất hoang vắng giữa lòng hồ thủy điện Khe Diên (xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn, Quảng Nam).
Ngôi nhà nhỏ của ông nằm trên ốc đảo giữa lòng hồ thủy điện Khe Diên. Trò chuyện với chúng tôi, người đàn ông vóc người nhỏ thó, da ngăm đen, nụ cười hiền lành chia sẻ rằng, mình đã gắn bó với nơi này gần 20 năm. Ông kể, sinh ra và lớn lên ở Thái Nguyên, năm 1979 nhập ngũ tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, đến 1982 xuất ngũ, ông về quê lập gia đình, sinh 3 con. Cuộc sống khó khăn nên ông phải lăn lộn đủ nghề để kiếm sống, nuôi gia đình.
Nghề ông gắn bó lâu nhất là làm Phu vàng. Hơn chục năm lăn lộn khắp các bãi vàng ở núi rừng Tây Bắc, công việc tuy vất vả nhưng cũng giúp ông kiếm được chút tiền đủ mưu sinh. Tuy nhiên về sau các phu vàng đến vùng đất này ngày càng đông, công việc làm ăn bắt đầu khó khăn, số tiền kiếm được càng ít ỏi. Một lần về quê một người bạn rỉ tai, vào Quảng Nam làm vàng dễ “trúng” hơn. Ông bạn khoe kiếm được tiền tỷ nên rủ ông theo cùng. Cả hai khăn gói lên đường vào vùng núi Phước Thành (Phước Sơn, Quảng Nam) lập nghiệp. Đó là thời điểm năm 1999.
Nói thì vậy, nhưng khi vào tới bãi vàng thì cũng không “dễ ăn” như hứa hẹn, dù công việc vất vả nhưng thu nhập không khá hơn là mấy. Nhàn rỗi, nhiều người sinh chán nản, rủ nhau hút thuốc phiện.
Ông Mai Văn Hào – “Dị nhân” sống giữa lòng hồ thủy điện suốt 17 năm
Buồn, không muốn tiếp xúc với ai, ông một mình đi vào vùng núi ở gần hồ thủy điện sông Tranh (Nam Trà My, Quảng Nam) sống tách biệt. “Những ngày đó đầu óc không muốn suy nghĩ gì, suốt ngày tôi chỉ chú tâm vào nghiên cứu đặc tính của con cá, con tôm cho quên đi hết tất cả cơn ác mộng vừa qua” - ông Hào trải lòng.
Ông xin chính quyền địa phương dựng một túp lều nhỏ bên kia bờ, tự mình đóng một chiếc thuyền nhỏ bằng nhôm ở giữa lòng hồ để mưu sinh bằng nghề đánh cá. Ngày ngày với chiếc thuyền nhỏ, ông ngược xuôi khắp lòng hồ câu cá đem bán để mua các vật dụng sinh hoạt hàng ngày.
Cuộc sống của ông Hào cứ thế cứ lặng lẽ trôi qua. Ông quen dần với nhịp sống một mình, bầu bạn với thiên nhiên. “Không bon chen, cũng không có thị phi tôi thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhiều, những vết thương lòng từ chuyện xưa cũ cũng nguôi ngoai dần” - ông chia sẻ.
Đệ nhất “sát” chình
Loài cá chình giúp ông có cuộc sống khấm khá hơn. Thời gian sống ở đây cũng giúp ông trở thành một tay câu cá chình thiện nghệ. Ông bật mí: “Loài cá này không dễ bắt được, phải tính được độ ẩm, nhiệt độ, áp suất của nước như thế nào thì chúng mới đi ăn. Không có chuyện thích đi câu là được đâu. Có khi cả nửa tháng thì tôi mới đi một lần. Gặp ngày nào được nhiều thì kiếm tiền triệu là bình thường”.
Lần nhiều nhất, trong một đêm ông câu được gần 50kg, kiếm cả mấy chục triệu. Sống giữa nơi vắng vẻ, tiền nhiều cũng chả để làm gì. Được bao nhiêu ông đều gửi xuống phố nhờ đổ vàng cất để dùng cho hai mục đích mà trước khi vào đây ông đã cũng xác định là tìm người bà con thất lạc và tìm mộ người anh liệt sĩ.
Thỉnh thoảng ông Hào vẫn xuống huyện để dò hỏi tin tức về người bà con mà ông nhắc đến. Đến năm 2014, ông tình cờ biết được người bà con này đang làm thuê ở một nhà hàng ở TP Hội An. Nghe vậy, ông tức tốc xuống tìm. “Người em gái này của tôi vốn bị bệnh thần kinh nên lúc nhìn thấy nó làm thuê như vậy tội nghiệp lắm. Tôi bảo nó nghỉ việc về sống với tôi, cơm nước, thuốc men tôi lo. Thấy vậy nó cũng nghe theo”, ông Hào tâm sự.
Kể từ đó, túp lều nhỏ của ông lại có thêm một người bầu bạn. Ông dành dụm, sửa sang lại căn nhà kiên cố hơn. Cũng không nhờ đến thợ, ngôi nhà 3 gian, nền xi măng, khung, mái gỗ được ông dựng lên chỉ trong vòng một tuần.
Bà Nguyễn Thị Ba, người phụ nữ ấy chia sẻ từ khi theo ông về đây sống thấy cuộc sống thoải mái hơn nhiều. Những ngày đầu, ông Hào đi làm, bà ở nhà thổi lửa, nấu cơm. Dần dần, bà học cách chèo thuyền, thả cá nuôi thêm heo, gà để tăng thu nhập.
Hỏi chuyện về quê, ông lắc đầu. Thật bụng, giờ cũng không còn vướng bận gì nữa, 3 người con của ông cũng đã khôn lớn, lập gia đình riêng. “Cuộc sống mấy đứa giờ ổn là tôi thấy yên tâm rồi. Chúng cũng thương tôi và lâu lâu cũng có vào thăm. Còn tôi thì cuộc đời đã định với nơi này. Cuộc sống của tôi giờ đơn giản lắm. Tối thả lưới bắt cá, 4 giờ sáng đem ra chợ. Bà ấy bán cá còn tôi tranh thủ ra quán cà phê nói chuyện với mấy người bạn quen biết. Bán hết thì về. Cuộc sống đơn giản thế thôi”, ông nói.
Cuộc sống của ông Hào cứ thế cứ lặng lẽ trôi qua. Ông quen dần với nhịp sống một mình, bầu bạn với thiên nhiên. “Không bon chen, cũng không có thị phi tôi thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhiều, những vết thương lòng từ chuyện xưa cũ cũng nguôi ngoai dần”.
Nhờ vị thế ngôi nhà nằm giữa lòng hồ, hơn nữa gắn bó hàng chục năm nơi đây nên ông nắm rõ nếu có người lạ, lâm tặc ngang qua. Nhiều năm qua ông trở thành tai mắt giúp cơ quan chức năng phát hiện lâm tặc. Một cán bộ Ban quản lý khu bảo tồn rừng Nông Sơn cho biết, do Ban chưa thành lập được trạm chốt trên lòng hồ, nên nhờ ông Hào trông coi ghe để tuần tra. Khi phát hiện ai xâm phạm đến rừng, ông Hào cũng là người thông tin ngay cho ban để kịp thời xử lý.