Có 'lễ' nhưng thiếu 'hội'

Tội nhất là những em nhỏ , tất cả đều mệt mỏi và buồn ngủ
Tội nhất là những em nhỏ , tất cả đều mệt mỏi và buồn ngủ
TP - Dư vị đêm Thăng Long thành phố rồng bay và 10 ngày Đại lễ trong mắt người Hà Nội.

 >> Bất động giữa đêm hội
>> 'Chuyền bóng' trách nhiệm để tắc đường đêm Đại lễ?
 >> Hàng chục người ngất vì chen xem pháo hoa

Tội nhất là những em nhỏ , tất cả đều mệt mỏi và buồn ngủ
Tội nhất là những em nhỏ , tất cả đều mệt mỏi và buồn ngủ.

Đêm Thăng Long thành phố rồng bay, giá như hình ảnh tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu tuẫn tiết với thành, hình ảnh những người anh hùng của vụ “Hà thành đầu độc” hay liệt sĩ Nguyễn Khắc Cần quăng tạc đạn vào khách sạn Con Gà Vàng được thay (hay ít ra là thêm) vào chỗ trình diễn sơ lược lịch sử Việt Nam (lôi cả Bạch Đằng về Thăng Long, nhét vô Mỹ Đình). Giá như có hình ảnh một người Thăng Long, đại diện cho Đạo học nước Nam – Giá như…(Lưu Sơn Minh, nhà văn)

Đêm nghệ thuật bế mạc Đại lễ giống như một trận chiến được dàn quân rất ghê nhưng trận đánh diễn ra tẻ nhạt. Muốn điểm lại lịch sử thì phải có điểm nhấn. Đằng này cách kể chuyện lịch sử vừa cũ vừa khó hiểu nếu không biết trước kịch bản. Các tiết mục tập công phu nhưng chỉ cho đẹp mắt mà không mang yếu tố mới về mặt nhận thức.

Ngày nay người làm nghề giỏi ở những nước tân tiến người ta không dùng quá nhiều người biểu diễn trong một chương trình, để đỡ tốn nhưng hiệu quả nhận thức, thẩm mỹ rất cao. Chúng ta thì xài sang, vung tay quá trán, còn hiệu quả thì ngược lại. (Vũ Quần Phương, nhà văn)

Tôi những mong trong dịp Đại lễ, các sân khấu ngoài trời được dành cho tất cả mọi người. Quan chức cũng xuống đường để thấm cái tinh thần ngày lễ trọng chứ đừng vẫn mâm riêng thưởng thức. Phân biệt trong lễ hội là điều tối kị.

Tôi những tưởng Đại lễ sẽ có vài chục cây khèn của người Mông trên núi xuống lò cò mặt đường; có những thiếu nữ Thái thướt tha trong bộ khẩu cóm với điệu xòe vòng múa quạt vòng quanh Hồ Gươm cùng cây đàn tính tẩu, khèn bè, đinh năm… của Tây Nguyên. Hòa cùng những đội nhạc công của nghệ sĩ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế…chơi như hát rong.

Còn lớp trẻ, lớp trung niên nhảy điệu van, hoặc nhảy hiện đại, thì mới là cả dân tộc chung vui. Chứ còn 1000 bộ áo dài trình diễn ở Bờ Hồ trong không khí chen lấn- hỏi có đơn điệu hay không? Lễ cho nhà tổ chức, còn hội cho dân chúng chả thấy đâu. (Đỗ Đức,  Lạc Long Quân, Hà Nội).

Xem chương trình nghệ thuật lớn ở nước ngoài, thấy dù sân khấu có đông đến đâu nhưng tổng thể phải thống nhất. Ví dụ xếp hình một phong cảnh đẹp nào đấy của đất nước, hoặc một biểu tượng nào đấy thì tất cả chỉ tập trung vào một chủ đề.

Đằng này chưa xem Thăng Long thành phố rồng bay đã biết trước là với những cảnh hoành tráng thì sân khấu sẽ chia nhỏ ra mỗi góc một nội dung, nơi này mấy ông thể thao nhào lộn, nơi kia mấy cô đánh trống, rồi nhóm múa, vân vân. Như chương trình tạp kỹ và rối mắt. (Thu Tâm, phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội).

TS Nguyễn Trọng Bình, Việt kiều Mỹ, một trong 15 gương mặt được “Vinh danh nước Việt 2006”, thường xuyên về nước tham gia hội thảo khoa học và trợ giúp nghiên cứu. Lần này về đúng Đại lễ, ông nhận xét: Tổ chức lễ hội với mức huy động tiền của và nhân lực lớn như vậy, nhất thiết phải xác định được tinh thần của nó. Không phải người tổ chức tự nghĩ ra tinh thần để viết báo cáo cho hay, mà là nhận ra nó từ đời sống, lịch sử của cộng đồng.

Để được như thế, chắc chắn người tổ chức phải mang tư chất của nhà văn hóa, cộng với sự hỗ trợ của đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Không đơn giản là những cán bộ hành chính thừa hành chủ trương, (Linh Thủy,  nhà báo, Hà Nội).

Có cái biết là dở mà không có điều kiện điều chỉnh

Liên quan đến việc tổ chức Đêm hội Thăng Long, ông Phạm Quang Long, GĐ Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hà Nội - Chủ nhiệm Chương trình cho biết: Tôi xin phép không nói ý kiến của mình vì ngại có người sẽ cho rằng không khách quan.

Mọi việc đã xảy ra rồi, nên để mọi người đánh giá. Nhưng để hàng nghìn người mắc kẹt, chen chúc trước sân là điều không hay rồi, dù đó là lý do nào cũng không tốt.

Về vấn đề dự tính tắc nghẽn và đảm bảo giao thông thì tôi đã được dự một số cuộc họp, có nghe trình bày vài ba phương án. Nếu nắm được các phương án do Tiểu ban An ninh và Giao thông đã chuẩn bị thì sẽ có câu trả lời chính xác hơn.

Một sự kiện được tổ chức thì bao giờ cũng có công việc đánh giá mức độ được, hỏng… và xem xét ai làm tốt, ai làm hỏng. Riêng tôi, tôi có nhiều điều rút ra từ sự việc này lắm, trong đó có cả chuyện hay và chuyện dở. Có cái biết là dở mà không có điều kiện điều chỉnh. Tôi dự định sẽ kể nhiều chuyện xung quanh công tác chuẩn bị cho Đại lễ sau vài hôm nữa.

Hoàng Tuân thực hiện

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.