Cơ hội việc làm cho người tự kỷ

Số lượng người khuyết tật tiếp cận những công việc có kỹ thuật cao ngày càng nhiều.
Số lượng người khuyết tật tiếp cận những công việc có kỹ thuật cao ngày càng nhiều.
TP - Trong hai ngày 4-5/3, liên tiếp có những chương trình dành riêng cho người tự kỷ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Thông tin được quan tâm nhiều nhất là các cơ hội việc làm dành cho đối tượng này.

Kinh nghiệm tạo việc làm cho người khuyết tật ở Nhật

Ba diễn giả người Nhật được mời nói chuyện trong workshop “Việc làm và đời sống của người tự kỷ trưởng thành ở Nhật” đều là những người có thành tựu và liên quan trực tiếp đến lĩnh vực tạo và tìm việc cho người tự kỷ.

Theo bà Ujita Teruko (tổ chức phi lợi nhuận Firend 45): Hiện nay Chính phủ Nhật ngoài việc dành một khoản tài chính lớn để trợ cấp cho những người khuyết tật nặng (trong đó có người tự kỷ) còn ban hành nhiều đạo luật liên quan đến lĩnh vực này như Bộ luật “Xúc tiến lao động là người khuyết tật” có quy định mỗi doanh nghiệp phải tiếp nhận 1,8% lao động là người khuyết tật trong tổng số biên chế của đơn vị. Doanh nghiệp nào không nhận đủ 1,8% đều bị phạt. Đồng thời, chính phủ cũng hỗ trợ một phần tiền lương trả cho người khuyết tật, doanh nghiệp chỉ phải chi trả một phần. Các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ người khuyết tật thì sẽ được giảm thuế, hoặc được sử dụng đất công, được vay vốn từ các quỹ hỗ trợ lãi suất thấp…

Tại Nhật, các tập đoàn lớn như Toshiba, Mitsubishi, Hitachi, Sony v.v… đều có “Công ty con” với phần lớn lao động là người khuyết tật làm việc. Anh Nguyễn Duy Hiệp (làm việc tại Mitsubishi Nhật Bản) cho biết: Tại một số chi nhánh của Mitsubishi đều có người khuyết tật làm việc ở các bộ phận hành chính, nhân sự, phúc lợi… Anh Hiệp cho biết, tại các tập đoàn điện tử lớn ở Nhật, không hiếm những người khuyết tật làm việc tại các vị trí có yêu cầu kỹ thuật và trình độ cao như nghiên cứu, phát triển, kỹ sư hệ thống và nhân viên bán hàng. Một số nhà tuyển dụng ở đây cũng đánh giá những người tự kỷ làm việc tốt và hiệu quả hơn các nhóm khuyết tật khác.

Cơ hội việc làm cho người tự kỷ ảnh 1

Người khuyết tật ở Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ mới tiếp cận được những công việc thủ công, thu nhập thấp.

Thời gian trước, NXB Kim Đồng đã ra mắt bạn đọc bộ sách “Đi cùng ánh sáng” viết về nuôi con tự kỷ của một gia đình ở Nhật Bản của tác giả nổi tiếng Keiko Tobe. Năm tập đầu của bộ sách được phát hành với số lượng 1 vạn bản, và đến nay, NXB đã cho phát hành trọn bộ 15 tập. Số lượng sách bán ra đã thể hiện phần nào nhu cầu tìm hiểu và chia sẻ với khó khăn của những người tự kỷ của độc giả Việt Nam.

Hỗ trợ người tự kỷ ở Việt Nam

TS Vũ Song Hà (Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe Cộng đồng, đã từng có kinh nghiệm làm nhiều dự án cho người tự kỷ) cho biết: “Dịch vụ của chúng ta dành cho trẻ tự kỷ vô cùng ít ỏi, nhất là đối với các đối tượng hơn 18 tuổi. Chúng ta chưa biết sẽ dạy nghề như thế nào cho các em, hỗ trợ ra sao để các em có thể sống độc lập. Bên cạnh đó còn rất nhiều người trong xã hội do chưa hiểu rõ về chứng tự kỷ nên có những định kiến, e ngại, kỳ thị đối với người tự kỷ. Điều đó cũng hạn chế sự tham gia của các em trong xã hội. Nhiều gia đình không còn lựa chọn nào khác là để các em ở nhà”.

Cơ hội việc làm cho người tự kỷ ảnh 2

Tranh của Nem in trên túi, áo thời trang của Tò he.

Hiện nay, bắt đầu có một số doanh nghiệp hỗ trợ và tiếp nhận lao động là người tự kỷ, khuyết tật nhưng chủ yếu vẫn là tự phát. Ví dụ, Công ty VBPO (chuyên gia công quy trình nghiệp vụ) tại Đà Nẵng có tới hơn 20 nhân viên là người khuyết tật. Ông Trần Mạnh Huy (Giám đốc VBPO) cho biết: “Những nhân viên đó, có người bị tật vận động, có người bị câm điếc… nhưng họ đều làm việc rất chăm chỉ, không thua kém gì người lành lặn. Tại đây, người khuyết tật đảm đương nhiều phần việc như: xử lý số liệu, tài chính kế toán, chăm sóc khách hàng, nhân sự… với mức lương 3-5 triệu đồng/người/tháng. Hiện công ty đã nhận những đơn hàng lớn từ khách hàng Nhật Bản, Mỹ, Singapore…”.

Đà Nẵng cũng là địa phương rất chú trọng đến vấn đề việc làm của người khuyết tật. Vừa qua, trong Ngày hội tư vấn việc làm cho người khuyết tật tại Trung tâm Hành chính quận Ngũ Hành Sơn, có 22 công ty đăng ký tuyển dụng 270 lao động là người khuyết tật để đào tạo nghề và bố trí công việc. Các phần việc tìm kiếm người khuyết tật không chỉ dừng lại ở thủ công, còn liên quan đến công nghệ thông tin như nhập dữ liệu, quản trị mạng, kế toán, hành chính văn phòng... 

Nghệ thuật của người tự kỷ

rong khuôn khổ “những ngày dành cho người tự kỷ”, tại Cúc Gallery trong khuôn viên Bảo tàng Phụ nữ còn có triển lãm “Chạm” trưng bày sản phẩm nghệ thuật của năm trẻ tự kỷ người Việt bao gồm: Trung Hiếu, Hoàng Minh, Bình Minh, Danh Lâm (Gia Bảo), Nem (Đình Chí) và một người tự kỷ đến từ Nhật Bản: Ujita Masato.

Trong số người tham gia triển lãm, Nem (Đình Chí) đã bước đầu bán được tranh. Hãng thời trang Tò he đã đặt hàng riêng với Nem, và toàn bộ sản phẩm của Tò he đều dùng tranh của Nem để décor.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.