Cô giáo khởi nghiệp từ chanh rừng

Cô Tâm (bìa phải) và cộng sự chế biến sản phẩm “Mật ong chanh rừng Mẫu Sơn”. ẢNH: DUY CHIẾN
Cô Tâm (bìa phải) và cộng sự chế biến sản phẩm “Mật ong chanh rừng Mẫu Sơn”. ẢNH: DUY CHIẾN
TP - Cô Hoàng Thị Tâm (SN 1988), giáo viên toán Trường THPT Chi Lăng, (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) đã biến quả chanh “tứ quý” (chanh rừng) - đặc sản “ngủ trong rừng” trở thành sản phẩm hàng hóa, chăm sóc sức khỏe con người.

Trăn trở khởi nghiệp

Cô giáo Tâm được coi là người năng động. Cô là Ủy viên BCH Đoàn trường, thường xuyên tham gia phong trào Đoàn, Đội ở địa phương. Những lần đi trải nghiệm ở khu vực núi Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn), cô thấy người dân tộc Dao trồng được nhiều loại chanh “tứ quý” (chanh rừng), quả nhỏ như quả quất non. Bà con tự cung, tự cấp hoặc mang “đối lưu” với nhau trong bản, trong xã chứ ít khi mang đi bán. Chanh rừng Mẫu Sơn có mùi thơm đặc biệt, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở miền xuôi, chanh tứ quý này bán đắt gấp 3 lần loại chanh bình thường. 

Tương tự, ở xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng, có các loài ong làm tổ. Chúng đến nhà dân, đậu lùm cây nhãn, vải, cúc quỳ, bạch đàn rồi tạo nơi sinh sống, kén mật vàng óng. Tuy vậy, bà con nơi đây lại chưa tìm “được đầu ra” bền vững cho sản phẩm  này.

Anh Đoàn Thành Công, Bí thư Huyện Đoàn Chi Lăng cho biết, bằng sự nhiệt huyết, tìm tòi sáng tạo, cô giáo Hoàng Thị Tâm là một cán bộ Đoàn khởi nghiệp thành công, được tuổi trẻ và nhân dân tin tưởng, noi gương. Cô đã được Huyện Đoàn Chi Lăng tặng giấy khen vì có thành tích trong lao động sản xuất, tham gia nhiệt tình, có hiệu quả “Lễ hội na Chi Lăng lần thứ 2, năm 2018”.

Chứng kiến những sản vật địa phương lãng phí trên rừng, trên cây, cô giáo Tâm trăn trở, tìm tòi học hỏi trong sách báo và được tham dự các lớp tập huấn khởi nghiệp trẻ do tổ chức Đoàn tổ chức. Cô quyết tâm tìm cách đưa chanh rừng Mẫu Sơn hòa quyện với mật ong quê hương Chi Lăng thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng vùng miền.

Để thực hiện ý tưởng, cô Tâm trực tiếp lên đỉnh núi cao gần 1.500 mét ở Mẫu Sơn chọn mua chanh rừng. Phối hợp với Đoàn xã Bắc Thủy vận động, thu gom mật ong từ các hộ nông dân. “Tôi được bạn bè, người thân chung tay, giúp sức để có thể thu mua được các nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện việc đóng lọ, nhãn mác, quảng bá. Rất may, sản phẩm “Mật ong chanh rừng Mẫu Sơn” mới ra đời đã được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin tưởng, đón nhận”, cô Tâm  nói.

Phát triển sản phẩm rộng khắp

Từ đầu năm 2018, sản phẩm “Mật ong chanh rừng Mẫu Sơn” ra đời với các mẫu mã, tem mác khá bắt mắt. Trong “Lễ hội na Chi Lăng lần thứ 2 năm 2018” và “Hội chợ Nông Sản an toàn 2018” tổ chức tại Hà Nội, sản phẩm núi rừng nơi xứ Lạng này đã được nhiều người tiêu dùng trong cả nước biết đến và có những phản hồi tích cực, góp phần đem lại mức doanh thu ổn định cho cô Tâm và các cộng sự khoảng gần 100 triệu đồng/năm.

Cô Tâm cho biết, hiện nay, mỗi ngày có tới hàng trăm sản phẩm (loại mật ong chanh rừng đóng chai 240ml và 500ml) đã được các khách hàng ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Tuyên Quang đặt mua.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.