Cô giáo dốc sức leo, bám vách đá đi dạy

Hơn 3 năm nay, hàng ngày cô giáo Bàn Thị Lưu vẫn phải chống gậy, bám vách đá đến với lớp học 3 trình độ ở phân trường Nà Khu (xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn).
Cô giáo dốc sức leo, bám vách đá đi dạy ảnh 1

Nhà ở thôn Khuổi Đeng nằm dưới chân núi, hàng ngày cô Bàn Thị Lưu phải leo núi với nhiều đoạn dốc trơn trượt, những vách đá dựng đứng với một bên là vực sâu để đến với các em học sinh ở điểm trường Nà Khu (trường TH và THCS Tân Sơn). Đây cũng là đoạn đường đi học hàng ngày của các em học sinh trình độ THCS ở bản Nà Khu.


Cô giáo dốc sức leo, bám vách đá đi dạy ảnh 2

Do đoạn đường quá nguy hiểm nên học sinh ở độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 3 học luôn tại điểm trường Nà Khu được xây dựng trên đất của bản. 

Cô giáo dốc sức leo, bám vách đá đi dạy ảnh 3

Điểm trường Nà Khu chỉ có một lớp ghép duy nhất gồm 6 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Và cũng chỉ có một giáo viên duy nhất phụ trách lớp học 3 trình độ này. Để lên đến phân trường Nà Khu, cô Bàn Thị Lưu phải dốc sức leo, bám, đi bộ không dưới một giờ. Tai nạn luôn chực chờ trên chặng đường đến với Nà Khu. Những thân cây mục lơ lửng luôn chực rơi xuống đầu.

Cô giáo dốc sức leo, bám vách đá đi dạy ảnh 4

Ba năm nay, cô giáo Bàn Thị Lưu hàng ngày một mình vượt qua quãng đường núi dốc dựng đứng với nhiều đoạn phải bám tay vào vách đá nếu không muốn lăn xuống vực sâu để đến với học sinh Nà Khu. Phân trường chỉ có một phòng học dành cho lớp học 3 trình độ. Co Lưu đang sửa soạn tài liệu dạy 3 môn cho 3 lớp học.

Cô giáo dốc sức leo, bám vách đá đi dạy ảnh 5

Bàn Hữu Duẩn hiện là học sinh lớp 1 duy nhất của phân trường đang được cô Lưu hướng dẫn môn Mỹ thuật.

Cô giáo dốc sức leo, bám vách đá đi dạy ảnh 6

Cô Lưu vừa dạy môn Tập đọc, kể chuyện cho 2 học sinh lớp 3 vừa hướng dẫn giải toán cho một học sinh lớp 2.

Cô giáo dốc sức leo, bám vách đá đi dạy ảnh 7

Giây phút hạnh phúc hiếm hoi của cô Lưu là khi được các trò nhỏ nhổ tóc bạc vào giờ giải lao.

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG