Cô giáo bị bắt quỳ gối xin lỗi: Nghề giáo bị xúc phạm nghiêm trọng

Trường tiểu học Bình Chánh - nơi xảy ra vụ việc.
Trường tiểu học Bình Chánh - nơi xảy ra vụ việc.
TPO - Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, vụ việc cô giáo buộc phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm phẩm của nhà giáo. Thậm chí, phụ huynh ép cô giáo quỳ gối là hành vi cố tình làm nhục người khác.

Cô giáo bị bắt quỳ rất tổn thương 

Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi chia sẻ, sau khi đọc thông tin về vụ việc bà thấy cực kỳ buồn và tổn thương. Bởi nghề giáo là nghề dạy người, dạy chữ mà nay một cô giáo phải quỳ trước mặt một phụ huynh tới những 40 phút mà không một ai bênh vực, bảo vệ. Chắc hẳn tâm lý cô giáo đó đã rất tổn thương.

Bà Vân Hồng cũng cho rằng, với những sự việc xảy ra liên tiếp gần đây như:  phụ huynh xông vào đánh giáo viên nhập viện, phụ huynh chửi giáo viên, đỉnh điểm là phụ huynh bắt giáo viên quỳ gối xin lỗi… bà thấy giáo viên hiện nay đã bị chặt hết chân tay, không có công cụ để giáo dục học sinh.

Trong khi học sinh đến trường không phải em nào cũng ngoan, chưa nói là một số em cá biệt đến cha mẹ phải bất lực. Nếu giáo viên không có công cụ, phương pháp để giáo dục, trong đó bao gồm kỷ luật thì học sinh không nên người được.

Cô giáo bị bắt quỳ gối xin lỗi: Nghề giáo bị xúc phạm nghiêm trọng ảnh 1 Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi.

Là hiệu trưởng, ở trường tôi thường nhắc nhở giáo viên phải nghiêm khắc nhưng luôn tôn trọng và yêu thương học sinh. Đặc biệt, không được giáo viên nào động chạm đến thân thể học sinh. Đầu năm học, tôi cũng trao đổi với phụ huynh về các hình thức kỷ luật: ví dụ, học sinh xả rác bừa bãi phải đi nhặt rác, quét rác… 

Tôi cũng không đồng tình với cách xử lý của ban giám hiệu nhà trường, nơi cô giáo N công tác. Khi có bất kỳ sự việc, mâu thuẫn nào xảy ra, ba bên phải ngồi lại, trao đổi để tìm tiếng nói chung. Có thể ban đầu họ nóng giận nhưng phải lắng nghe ý kiến hai bên và nếu cô giáo sai, trường phải nhận trách nhiệm xử lý cô giáo nghiêm khắc để xoa dịu.

Ở đây, đang trong khuôn viên trường mà giáo viên bị ép hành xử như giang hồ ngoài đường. Trong khi đó, ở trường tôi, có nhiều phụ huynh là người buôn bán, xăm trổ…nhưng họ rất hiểu biết, khi đến trường một thưa, hai gửi rõ ràng.

Đó là hành vi cố tình làm nhục người khác

Cô giáo bị bắt quỳ gối xin lỗi: Nghề giáo bị xúc phạm nghiêm trọng ảnh 2 Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu Trưởng Trường THCS&THPT Marie Curie

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Marie Curie (Hà Nội) cũng cho rằng, là người quản lý nhiều giáo viên, thầy cảm thấy rất buồn. Câu chuyện giáo viên bị phụ huynh ép quỳ gối là hành vi đi quá xa so với đạo lý con người Việt Nam “tôn sư trọng đạo”.

Tôi không đồng tình với việc cô giáo phạt học sinh bằng hình thức quỳ gối, dù đó là 1 phút hay nửa phút. Ở đây, điều đáng tiếc cô giáo có tuổi đời trẻ có ít kinh nghiệm, thiếu thận trọng…nên đã phạt học sinh như vậy mới dẫn đến sự bức xúc của phụ huynh. Nếu phụ huynh biết kím nén cảm xúc của mình đến gặp cô giáo, lãnh đạo nhà trường góp ý, chắc chắn cô giáo sẽ nhận ra sai lầm của mình và sửa đổi.

Gia đình có thể yêu cầu cô gặp trực tiếp học sinh bị phạt để có lời xin lỗi chân thành để xóa vết thương tinh thần cho học sinh, có khi cô trò còn thân thiết nhau hơn. Đáng tiếc, sự việc không diễn ra như vậy. Một số phụ huynh quá khích đã không nhận lỗi xin lỗi của cô mà buộc cô phải quỳ gối “mới tha” thì sự việc đã bị đẩy đi quá xa, không thể chấp nhận được.

Đó là hành động cố tình làm nhục người khác. Công đoàn, chính quyền cần có biện pháp xử lý hợp tình, thấu lý để bảo vệ danh dự, quyền lợi của nhà giáo.

Không được làm tổn thương đến tinh thần và thân thể người khác, đó là đạo lý vừa là luật pháp. Nếu ai vi phạm điều này nếu nhẹ thì bị người khác chê trách, mức nặng sẽ bị kỷ luật hành chính hoặc truy tố.

Bộ GD&ĐT cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn

Chiều 5/3, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: Ngay sau khi có thông tin, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cơ sở xác minh rõ thông tin và báo cáo nhanh để có phương án xử lý.

Theo ông Minh, tinh thần chỉ đạo của Bộ một mặt nhằm đảm bảo giáo viên thực hiện đúng các quy định, mặt khác phương án bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhà giáo nếu có hình thức đối xử với các thầy cô không đúng theo quy định pháp luật, làm tổn hại đến danh dự, thanh danh nhà giáo.

Bộ đang yêu cầu Sở GD&ĐT Long an xác minh sự việc. Nếu giáo viên sai so với quy định thì phải nhận trách nhiệm và có hình thức xử lý phù hợp. “Tuy nhiên, bất kể hình thức làm nhục, xúc phạm danh dự, ảnh hưởng đến danh dự nghề nghiệp của người giáo viên cũng là vi phạm nhân quyền và cần phải lên án, thậm chí có hình thức xử lý nếu như vi phạm pháp luật” - ông Minh nói.

Cũng theo ông Minh, những sự việc như thế này rất cần tiếng nói của công đoàn ngành các cấp - nơi bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của đội ngũ. Sau khi có thông tin chính thức từ Sở GD&ĐT, Cục sẽ có văn bản nhắc nhở đội ngũ nghiêm túc thực hiện đúng theo các quy định; đồng thời đề nghị cơ quan chức năng có phương án xử lý những trường hợp xúc phạm nhà giáo.

Tuy nhiên, theo bà Vân Hồng, sau quá nhiều sự việc phụ huynh đếp hành xử giáo viên, Bộ GD&ĐT cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền lợi nhà giáo cũng là bảo vệ nghề giáo cao quý như lâu nay.

Một giáo viên dạy Văn lâu năm tại Hà Tĩnh cho rằng, cả đời làm nghề của mình luôn nhận được tình cảm yêu quý của học trò, sự tôn trọng, gửi gắm của phụ huynh. Vì thế, bà rất sốc trước hành xử mang tính chất “giang hồ” của phụ huynh này. Bộ giáo dục và các cơ quan chức năng cần có tiếng nói và hình thức xử lý để làm gương, trả lại vị thế của nghề giáo. Riêng cô giáo xử lý học sinh sai đến đâu, nhà trường sẽ có hình thức kỷ luật.

MỚI - NÓNG
'Số hóa' trường học
'Số hóa' trường học
TP - Nhiều dự án, giải pháp chuyển đổi số của học sinh Đà Nẵng được tạo điều kiện hiện thực hóa trong trường học để góp phần “số hóa” môi trường học đường, hỗ trợ giáo viên và học sinh trong học tập.