TRẢ LỜI:
Khoản 1, Điều 31, Luật BHXH năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi người lao động (LĐ) đủ một trong các trường hợp sau: a) LĐ nữ mang thai; b) LĐ nữ sinh con; c) LĐ nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) LĐ nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi; đ) LĐ thực hiện biện pháp triệt sản, vùng tránh thai; e) LĐ nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Khoản 2, Điều 31 trên quy định: Người LĐ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (hoặc nhận nuôi con nuôi).
Điều kiện 12 tháng trước sinh con (Thông tư 59/2015 của Bộ LĐ-TB&XH): Trường hợp sinh trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước sinh; trường hợp sinh con sau ngày 15 trở đi của tháng có đóng BHXH thì tháng đó được tính trong 12 tháng trước sinh con, trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì không tính vào 12 tháng trước sinh.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo khoản 1, Điều 101 Luật BHXH, gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc chứng sinh của con; b) Bản sao giấy chứng tử trong trường hợp mẹ/con chết sau khi sinh; c) Giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về người mẹ sau sinh không đủ sức khỏe chăm con; d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau sinh; đ) Giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam gồm: “Bản sao giấy khai sinh, hoặc trích lục khai sinh, hoặc bản sao giấy chứng sinh của con”. Tại thời điểm sinh con, nếu bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và đã ngừng tham gia BHXH thì bạn nộp hồ sơ tại BHXH nơi cư trú để được giải quyết và chi trả chế độ.
Nếu có thắc mắc liên quan tới các vấn đề về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 19009068 của BHXH Việt Nam, hoặc Email: bhxhtraloi@gmail.com để được hỗ trợ, tư vấn trực tiếp.