Cổ đông nhà nước phải theo sát doanh nghiệp

Cổ đông nhà nước phải theo sát doanh nghiệp
TP - Từ năm 2015, sự thay đổi của Luật DN về vai trò của cổ đông giúp phân định rõ hơn định nghĩa cổ đông nhà nước và vai trò của cổ đông đặc biệt này trong công ty cổ phần.

Người đại diện vốn - Cổ đông Nhà nước làm sao cho năng động? Bà Chu Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) cho rằng: đó chính là người luôn tạo điều kiện, cơ hội và là cầu nối cho doanh nghiệp mà mình đầu tư. Cụ thể, bà Hà đơn cử câu chuyện của chính doanh nghiệp mình khi được một cổ đông chiến lược hỗ trợ phát triển mạng lưới tại Mỹ.

Tại hội thảo “Phát huy vai trò của cổ đông nhà nước trong quản trị công ty cổ phần” , ông Phan Đức Hiếu, trưởng Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW đã chỉ ra: cần phải làm rõ 2 vấn đề liên quan đến đại diện vốn nhà nước gồm: hiểu rõ địa vị pháp lý của cổ đông nhà nước, người đại diện phần vốn Nhà nước trong quan hệ với doanh nghiệp và trong quan hệ với những người quản lý doanh nghiệp.

Theo ông Hiếu, Người đại diện vốn Nhà nước tại DN có thể đóng 3 vai khác nhau. Họ có thể là người đại diện thực hiện quyền của cổ đông nhà nước;  cũng có thể mua cổ phần DN và trở thành cổ đông cá nhân. Và hơn thế nếu ở vai người quản lý khi được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc. Vì đóng nhiều vai như vậy nên để phát huy vai trò cổ đông Nhà nước một cách hiệu quả, một trong những lưu ý quan trọng nhất là phải tách bạch được và phân biệt được một cách rõ ràng từng “vai” mà mình đảm trách. Phải ý thức rõ khi nào cổ đông nhà nước, khi nào chúng ta cổ đông của chính chúng ta, để có thể đưa ra quyết định phù hợp, ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nhìn nhận: phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp hiện nay không chỉ do một mình SCIC mà còn nhiều cơ quan khác đang được trao quyền đại diện chủ sở hữu. Thống kê cho thấy, phần vốn nhà nước do SCIC quản lý tại các doanh nghiệp cổ phần hiện chỉ chiếm khoảng 3-5% tổng số vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp. Với kinh nghiệm thực hiện quyền cổ đông nhà nước tại DN gần 10 năm qua, lãnh đạo SCIC cho rằng: đối với cổ đông nhà nước, việc theo sát và đồng hành cùng doanh nghiệp là hết sức quan trọng để bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.