Cổ đông nhà nước: Hành trình giúp doanh nghiệp tái cấu trúc sau cổ phần hóa

0:00 / 0:00
0:00
SCIC phát huy vai trò nhà đầu tư Chính phủ
SCIC phát huy vai trò nhà đầu tư Chính phủ
Sau khi nhận bàn giao từ bộ ngành, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp (DN) thay đổi mạnh mẽ trong thời gian qua. Trong đó, vai trò cổ đông lớn của SCIC ngày càng phát huy hiệu quả, thể hiện vai trò dẫn dắt, định hướng để DN đạt hiệu quả cao.

Kỳ 1:

Cổ đông lớn SCIC vào cuộc gỡ khó trong đại dịch COVID- 19

Với vai trò cổ đông lớn, SCIC hỗ trợ, đưa ra định hướng để các DN xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bằng những giải pháp cụ thể, hữu hiệu, công tác quản trị của SCIC đã ngày càng chứng minh hiệu quả thông qua sự tăng trưởng của DN mà Tổng công ty này quản lý vốn.

Thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động

Nhờ áp dụng các biện pháp quản trị DN tiên tiến, thông qua vai trò cổ đông nhà nước, đa số DN SCIC quản lý vốn có kết quả sản xuất kinh doanh tốt. Trong số hơn 1.000 DN có vốn nhà nước đã tiếp nhận từ khi thành lập, đến nay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân chung của DN trong toàn danh mục đều đạt mức khả quan. Đặc biệt có một số doanh nghiệp ROE bình quân cao trên 30%. Tổng nguồn thu cổ tức cho nhà nước lũy kế trên 46.000 tỷ đồng. Số lượng DN yếu kém, thuộc diện giám sát đặc biệt theo xếp loại của SCIC trong 5 năm gần đây xu hướng giảm mạnh, từ con số 49 DN năm 2015, giảm còn 23 DN vào cuối năm 2020.

Cổ đông nhà nước: Hành trình giúp doanh nghiệp tái cấu trúc sau cổ phần hóa ảnh 1

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân năm của một số DN thuộc SCIC

Ví dụ điển hình về vai trò của SCIC là tại Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel). Ngay sau khi tiếp nhận bàn giao vốn, SCIC đã chỉ đạo người đại diện vốn phối hợp với Hội đồng quản trị VnSteel phê duyệt những điều chỉnh, bổ sung cần thiết làm cơ sở cho Tổng công ty triển khai tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh và khoản vốn đầu tư tại một số đơn vị thành viên hoạt động kém hiệu quả. Trong đó dành nguồn lực xử lý các vướng mắc, tồn tại và thực hiện tái cơ cấu tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) và Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung (VTM).

Cổ đông nhà nước: Hành trình giúp doanh nghiệp tái cấu trúc sau cổ phần hóa ảnh 2

Kế hoạch hoạt động Công ty mẹ và các đơn vị thành viên được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của của ngành thép, linh hoạt và chủ động tận dụng được các cơ hội trên thị trường để tối ưu hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Kết quả, năm 2020, VnSteel đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 31.977 tỷ đồng và 673 tỷ đồng, vượt 126% kế hoạch doanh thu năm và vượt 641% chỉ tiêu lãi trước thuế năm 2020. 29/30 đơn vị thành viên có lãi. Sau 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu 6 tháng hợp nhất của Tổng công ty đạt 20.774 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.125 tỷ đồng, hoàn thành 68% kế hoạch doanh thu năm và 281% kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất.

“SCIC cùng với năng lực và kinh nghiệm quản trị của mình đã đồng hành cùng doanh nghiệp xử lý nhiều vấn đề quản trị phức tạp, kéo dài như xử lý các dự án còn nhiều tồn tại, vướng mắc theo các Thông báo kết luận của Chính phủ, Ban Chỉ đạo; quyết toán cổ phần hóa; kiện toàn nhân sự chủ chốt của Tổng công ty và đơn vị thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động”, đại diện Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết.

Để đạt và vượt kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2021, SCIC tập trung vào nhiệm vụ, giải pháp như: Chủ động làm việc với bộ ngành có DN thuộc diện chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước về SCIC để hoàn thiện hồ sơ và khẩn trương bàn giao theo tiến độ Thủ tướng chỉ đạo; tiếp tục tập trung tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại DN.

“Kiến trúc sư trưởng” của kế hoạch SXKD

Theo ông Lai, ngay sau khi tiếp nhận, (đặc biệt đối với những tập đoàn, tổng công ty và DN lớn có vốn chi phối và tình hình tài chính phức tạp), với vai trò cổ đông nhà nước, SCIC đã kiện toàn hệ thống người đại diện tại DN, triển khai thực hiện các biện pháp quản trị DN, áp dụng hệ thống quản trị tiên tiến. Bên cạnh đó, SCIC chủ động xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu DN; tập trung xử lý các tồn tại; nghiên cứu, tham gia quyết định các phương án kinh doanh, góp phần ổn định tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ đó, làm gia tăng giá trị thu về cho Nhà nước khi triển khai bán vốn tại DN.

“Công tác tái cơ cấu doanh nghiệp được làm thường xuyên liên tục. Vào dịp đại hội đồng cổ đông, SCIC đã phối hợp, hỗ trợ DN cho ý kiến về nội dung liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, nếu là năm đầu nhiệm kỳ việc này được làm rất kỹ. Công tác tái cơ cấu nhiệm kỳ bao gồm cả phương án nhân sự nhiệm kỳ mới được làm sâu sắc, thực chất để tìm được những người phù hợp”, lãnh đạo SCIC cho biết.

Việc phối hợp chia sẻ giữa các cổ đông, đặc biệt cổ đông lớn của DN rất quan trọng. Theo ông Lê Song Lai, trước khi ra đại hội, SCIC thường tham gia cho ý kiến rất kỹ về các vấn đề liên quan đến các kế hoạch kinh doanh phân phối lợi nhuận, nhân sự HĐQT, BKS, mô hình tổ chức nhân sự trong DN.

Ông Lai cho biết thêm, với vai trò cổ đông lớn, SCIC đã triển khai nhiều giải pháp, đồng hành cùng DN trong dịch Covid-19 …“Điều cần thiết là sẵn sàng nắm bắt cơ hội, thay đổi mạnh mẽ về quản trị, để bắt nhịp ngay với thị trường khi tình hình dịch bệnh cải thiện. Chúng tôi đạt được sự thống nhất cao trong hệ thống người đại diện rằng, chúng ta sẽ chọn giải pháp đối mặt với khó khăn và cùng tìm kiếm cơ hội trong khó khăn”, ông Lai chia sẻ về nguyên tắc hoạt động có được sự đồng thuận cao ở nhiều doanh nghiệp nằm trong danh mục đầu tư của Tổng công ty và các cổ đông lớn của doanh nghiệp, trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay.

Hiện danh mục đầu tư của SCIC gồm 148 DN, với giá trị vốn nhà nước trên 40.000 tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 190.000 tỷ đồng (hơn 8 tỷ USD). Với con số trên, công tác quản trị DN, quản trị danh mục được quan tâm đặc biệt” ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC chia sẻ

Theo Chiến lược phát triển của SCIC giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2035, SCIC xác định tập trung đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ có tác động lan tỏa đến nền kinh tế, thực hiện tốt vai trò là nhà đầu tư của Chính phủ.

MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...