Chuyện vui về chất lượng giáo dục

Chuyện vui về chất lượng giáo dục
TPO - Bàn về giáo dục, một bạn đọc kể câu chuyện, có thể không có thật nhưng lại nói lên tâm tư tình cảm của các bậc cha mẹ và toàn xã hội một cách khá chính xác.
Chuyện vui về chất lượng giáo dục ảnh 1
Chất lượng giáo dục thẻ hiện qua ánh mắt trẻ thơ. Ảnh: Phương Đông

Tôi đã được nghe kể một câu chuyện vui về chất lượng giá dục như sau: "Trong một cuộc họp báo cáo quốc tế về chất lượng giáo dục, có rất nhiều nước - trong đó có Việt Nam - rất tự tin kể về thành tích trong giáo dục của mình là đạt loại Tốt bao nhiêu %, Khá bao nhiêu %, Đạt yêu cầu bao nhiêu %...

Nước chủ nhà lên báo cáo cuối cùng. Họ báo cáo bằng cách kể câu chuyện: Buổi sáng khi cha mẹ đưa con cái đến trường, những đứa trẻ chạy ùa vào vòng tay chào đón của các cô giáo, còn buổi chiều các con lại rời vòng tay ấm áp của cô giáo để về với cha mẹ, đó chính là chất lượng giáo dục".

Qua câu chuyện trên, tôi thấy đây chính là chất lượng giáo dục mà các bậc cha mẹ và xã hội đang mong muốn.

Le Minh Quan
Email:
quan_pkp@yahoo.com

Thu; Email: thunguyenlove@yahoo.com Ðiểm 0 Lịch sử do đâu?

Em hiện là học sinh lớp 12 trường THPT Long Thành. qua bài báo 5.634 điểm 0 môn Lịch sử, em nghĩ chắc hẳn mọi người đều nghĩ lỗi là do thí sinh lười học. Nhung tại sao mọi người lại không nghĩ rằng học sinh phải "ngốn" một lượng kiến thức quá lớn nên "bội thực".

Bản thân em và nhiều (gần như tất cả) học sinh trong lớp đều thấy việc học thuộc lòng các sự kiện lịch sử là quá sức mình. Bản chất môn Lịch sử là rất khó học, khó nhớ và đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.

Nếu chỉ học một môn Lịch sử,em thấy đều đó không có gì là khó khăn, nhưng học sinh hiện nay mỗi ngày đều phải nhồi nhét vào đầu mình hàng ngàn các kiến thức của rất nhiều môn học như: Sinh, Địa, Hóa, Lý, Văn... nên việc học Lịch sử trở thành một nỗi ám ảnh. Gần 6 năm học lịch sử (chỉ tính từ lớp 6) em và nhiều bạn đều không biết Chiến tranh Thế giới lần thứ I và thứ II xảy ra năm nào? Công xã Paris là gì... .

Nguyên nhân: Chúng em (bị) học theo kiểu nhồi nhét các số liệu khô khan và quá lớn. Em không phải xem nhẹ tầm quan trọng của môn Lịch sử, nhưng theo em, nên chỉ giới hạn một số sự kiện chính, chi tiết thì chỉ xem tham khảo và tăng cường các hình ảnh, phim tư liệu. Đừng bắt học sinh phải trở thành một nhà sử học (mà thực chất học không thể nào làm được).

Hôm nay lúc em ngồi gửi email, thì ngày mai em sẽ có bài kiểm tra 15 phút với 30 trang giấy A4 chằng chịt ngày tháng. Em thú thật em vẫn chưa (và không thể nào) thuộc bài được. Nếu hôm nay em có thuộc đi chăng nữa thì quá lắm 1 tháng sau em cũng quên bẵng đi.

Đừng để học sinh sau hơn 6 năm học Sử mà khi hỏi về Tôn Trung Sơn thì không biết là ai hay lại tưởng là một vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Cũng đừng trách học sinh mà hãy xem lại chương trình giáo dục và cách giáo dục. Đừng cố nhét vào đầu học sinh nữa. Xin hãy giảm nhẹ chương trình học, đừng để môn Lịch sử trở thành một gánh nặng đè lên đôi vai của chúng em.Hãy thử đặt mình vào vị trí của chúng em rồi mọi người sẽ hiểu...

Xin hãy để ý kiến của em lên báo cho mọi người đọc, và hãy lắng nghe em, tiếng nói của em là tiếng nói của nhiều học sinh. Tái bút:Em hiện chưa nêu tên đầy đủ nhưng nếu được mọi người chú ý lắng nghe, em sẽ nêu tên và cho mọi người xem số lượng tài liệu mà chúng em phải học. Em nghĩ mọi người sẽ thông cảm cho chúng em.

Cần cái tâm của người hiệu trưởng!

Nếu người có trách nhiệm của trường ai cũng được như thầy hiệu trưởng của trường Tô-mô-e trong chuyện "Tốt -tô-chan - Cô bé bên cửa sổ" thì các em thật là may mắn và hạnh phúc.

Chuyện vui về chất lượng giáo dục ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) là một Hiệu trưởng tâm huyết với sụ nghiệp giáo dục. Ảnh: Phương Đông

Tôi có con đang học lớp một ở một trường điểm ở quận Đống Đa (Hà Nội), rất nhiều các bậc cha mẹ ở khắp nơi đổ xô xin vào. Việc học hiện nay của con tôii chủ yếu là tập viết. Nhiều lúc con đem bài tập viết về nhà và tôi ngồi kèm con viết cho đẹp hơn.

Nhưng quả thật tôi rất băn khoăn không biết hướng dẫn con viết theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hay mẫu của cô giáo chủ nhiệm của con. Con phải viết vào quyển vở có in sẵn mẫu chữ theo quyết định của Bộ nhưng con không dám viết theo cự ly, kích cỡ của mẫu in sẵn mà phải viết theo mẫu chữ của cô hướng dẫn trên lớp và viết mẫu trong một quyển vở khác.

Con tôi tuyệt đối nghe lời cô, không dám làm khác đi. Chữ mẫu của cô thì lại khác chữ mẫu Bộ quy định và khác với chữ mẫu của một số cô giáo khác trong trường. Con tôi viết khá đẹp theo chữ mẫu của cô nên điểm cũng khá cao nhưng nếu cô giáo khác chấm thì chẳng biết sẽ thế nào.

Tôi thiết nghĩ nếu như Bộ đã quy định chữ mẫu thì các trường buộc các cô phải học và viết thống nhất một loại mẫu. Nhà trường phải kiểm tra thường xuyên việc viết mẫu của các cô. Nếu Nhà trường đã không có sự bắt buộc thống nhất và không có sự kiểm tra thì không nên để các cô ép buộc các con quá mức cần thiết.

Trước đây nhiều năm khi chưa có con đi học, tôi cứ mong ngành giáo dục nước mình mau chóng sửa sai và tiến bộ. Nay con đã đi học, tôi thấy còn quá nhiều chuyện bức bối mắt thấy tai nghe. Nho nhỏ là từ cái nhà vệ sinh cho các con. Nhà thì nhiều tầng nhưng vệ sinh thì chỉ có ở một tầng và bẩn thỉu. Không được dọn dẹp thường xuyên, các con thì chạy hết cả hơi mới đến được.

Nguyen Nguyen
hcong...@yahoo.com

Khổ quá các cuộc thi ơi!

Chuyện vui về chất lượng giáo dục ảnh 3
Làm sao giữ được nét hồn nhiên tuổi học trò. Ảnh: Phương Đông

Là một phụ huynh có con đang học THCS tôi thấy thương con quá. Đang tuổi ăn tuổi chơi mà con trẻ mỗi ngày phải học trên 12 giờ mỗi ngày. Hàng ngày con tôi phải dậy từ 5 giờ sáng ôn lại bài vở đến 6 giờ vệ sinh cá nhân ăn sáng, 6 giờ 30 đi học đến 12 giờ về nhà ăn quáng quàng bát cơm không kịp nghỉ trưa 13 giờ lại đến trường học thêm tuần 3 buổi.

Mặc dù Bộ đã cấm học thêm nhưng trường con tôi học chưa năm nào chấp hành. Tất cả học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 đều phải học thêm. Nhà trường yêu cầu phụ huynh viết đơn đề nghị nhà trường tổ chức dạy thêm nên 100% học sinh của trường đều “được đi học thêm”.

Đến 17 giờ về nhà 18 giờ ăn cơm xong con tôi lại học tiếp. Ngoài bài tập chính khóa còn có cả bài tập học thêm nên có hôm đến 23 - 24 giờ cháu vẫn chưa học xong. Học vất vả là vậy mỗi năm lại bao nhiêu cuộc thi nữa. Tôi thương con tôi qúa nhưng không biết phải làm thế nào.

Các nhà tổ chức cuộc thi có bao giờ nghĩ đến sự tốn kém công sức học sinh và giấy mực không? Hiện nay tất cả học sinh đang phải tham gia cuộc thi Việt Nam năm 2030. Cả tuần nay cháu chưa viết đươc chữ nào, mỗi lần có cuộc thi đều phải nhờ bố mẹ làm hộ.

Theo tôi việc tổ chức các cuộc thi không có gì xấu nhưng không nên bắt buộc tất cả mọi học sinh đều tham gia. Đối với các học sinh giỏi văn, giỏi vẽ thì các cuộc thi đối với các cháu là một hình thức tìm hiểu, nhưng đại đa số các cháu đó là một cực hình nhất là các cuộc thi vẽ.

Có những cuộc thi tìm hiểu thì chỉ là các cuộc thi chép cô giáo đọc cho cả lớp chép để nộp lên cấp trên lấy thành tích cho nhà trường. Mỗi học sinh vài trang giấy thử hỏi cả nước lãng phí bao nhiêu giấy mực? Tôi mong rằng ý kiến này được các nhà quản lý giáo dục lưu tâm tới để con em chúng ta bớt khổ! (Trường con tôi học là trường THCS Lê Quý Đôn, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai).

Email: van570@gmail.com

Đi tắt, "mất" đầu?

Chuyện vui về chất lượng giáo dục ảnh 4
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Phương Đông chụp

Nếu tôi không ngồi cùng thì chắc con tôi không thể học nổi, là vì nếu so với thời tôi đi học thì phải nói thẳng phương pháp giảng dạy như hiện nay rất không khoa học, tạo cho học sinh thói học vẹt mà không hiểu bản chất.

Tôi lấy ví dụ, ở lớp 2 (Khối tiểu học) với môn Tiếng Việt cô giáo cho bài tập về nhà là “Em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu nói về ngôi trường của em”; hoặc cô giáo cho một đoạn văn và yêu cầu học sinh ngắt câu...

Tôi có hỏi con tôi, cô giáo có dạy cho con biết thế nào là câu văn không, trong câu gồm những thành phần gì. Con tôi nói là không.

Tôi sợ cháu không hiểu bài trả lời bừa nên tôi lại hỏi tiếp, cô giáo có dạy cho con biết thế nào là chủ ngữ, vị ngữ không. Con tôi nói không. Tôi vẫn không tin và đi hỏi con nhà hàng xóm thì cũng được câu trả lời là không.

Đấy. không cho các cháu biết thế nào là câu văn. một câu văn gồm mấy thành phần mà lại bắt các cháu ngắt câu của một đoạn văn thì chỉ bố các cháu mới có thể làm được.

Ở lớp 2 mới thoát khỏi việc làm quen các chữ cái đã bắt các cháu viết một đoạn văn về ngôi trường mình. Thực thì đây là việc rất khó vì các cháu phải nói cảm xúc của mình về ngôi trường mà chúng đang học, kết hợp với việc miêu tả ngôi trường đó. Mà thế nào là văn tả cảnh thì đâu các cháu đã được học.

Đó là môn Tiếng Việt. Còn về môn Toán cũng không kém phần “lý tưởng”. Mới ở lớp 2 các cháu chưa được học thế nào là tam giác, tứ giác đã bắt các cháu tìm thì chỉ còn nước bố hoặc mẹ các cháu làm công việc thay cô giảng bài mà thôi.

Đối với các bài toán có sử dụng đơn vị đo lường thì cười... ra nước mắt. Cô giáo cho một bài toán như sau: Hãy khoanh tròn vào ý đúng: 1 - Quả dưa nặng: A. 3 kg; B. 15 kg; C. 20 kg. 2 - Em cao khoảng: A. 80 dm; B. 11 dm; C. 40 cm.

Câu 1 con tôi khoanh vào ý B (quả dưa nặng 15 kg). Câu 2 con tôi khoanh vào ý A (cao 80 dm). Tôi xem không nhịn được cười, nhưng không thể đổ lỗi cho nó được. Tôi có giải thích nhưng nó vẫn không khỏi lúng túng. Nó hỏi: Làm thế nào để biết được hả bố?

Không nhẽ bảo nó đem cân, đem thước mà đo. Thế là một hôm tôi đành lấy một cái âu đựng canh tôi cho nó cầm và nói với nó là cái âu canh này nặng khoảng 1 kg đấy, con tôi cầm rồi sau này mà uớc lượng, mà tưởng tượng. Với dơn vị đo độ dài tôi cũng phải làm tương tự.

Hiện nay các cháu đang học như vậy đấy. Các cháu không được học phần gốc mà chỉ học phần ngọn. Có những kiến thức mà người lớn cũng chưa chắc đã biết mà lại đố các cháu lớp 2. Tôi thiết nghĩ đố các cháu về cân nặng của quả dưa chẳng khác nào đố cô giáo biết trái đất này nặng bao nhiêu. Chắc cô cũng bó tay.

Kết luận: Hiện nay chúng ta đang chạy đua một nền giáo dục đi tắt “mất” đầu (đầu ở đây tôi nói là cái gốc, cái cốt lõi của một vấn đề). Không biết những người biên soạn chương trình giáo dục hiện nay có thấy sự bất hợp lý hay không?

Hậu quả sau này chưa nói, nhưng trước mắt là các cháu toàn học vẹt, rất vất vả, các bậc phụ huynh thì làm thay việc của nhà trường là giảng, giải cho con mình, các phụ huynh không có điều kịên quan tâm tới việc học của con thì con em bị học kém là tất yếu.

Lê Văn Nam
Email: namlvnb@yahoo.com

"Phải nói y như cô điểm mới cao!"

Chuyện vui về chất lượng giáo dục ảnh 5
Nhà trường cần phát huy tính tư duy độc lập cho học sinh. Ảnh: Phương Đông

Tối hôm qua tôi xem cậu con trai lớp 3 làm bài tập toán. Bài toán chia 56 học sinh, 7 học sinh xếp trong một hàng như vậy có 8 hàng học sinh. Cậu con ngồi nghĩ rất lâu.

Khi được hỏi: "Sao con nghĩ lâu như thế, đây là bài toán chia 56 : 7 = 8 mà". "Con biết rồi nhưng phải giải theo đúng cách của cô!".

Không dạy và khuyến khích học sinh bản lĩnh tư duy độc lập để phát triển năng lực không thể có một thế hệ giỏi.

Nguyễn Văn Dũng
Email: dungnhithanhkhe@yahoo.com

Qua đọc bài của anh Nguyễn Văn Dũng về cách dạy học hiện nay của ngành giáo dục, tôi thật sự lo lắng cho sự phát triển của các cháu sau này. Xin có vài ý kiến về cách dạy mang tính áp đặt hiện nay, điều này gần như đã thành thói quen, ở tất các các cấp học tại Việt Nam.

Tôi có con đang học lớp lá mẫu giáo. Cháu đã được nhà trường cho tập viết các ký tự ABCD... và cho bài cháu về nhà tập viết. Một hôm tôi thấy cháu lấy bài lại khoe rằng cháu viết chữ A rất đẹp. Tôi có xem qua thì thực sự cháu viết rất đẹp, tôi vừa khen cháu xong thì mặt cháu đã bí xị lại nói. Nhưng con không dám nộp bài này cho cô đâu!

Tôi hỏi tại sao thì cháu nói là cô cho bài về quy định viết thế nào, kẻ ngang mấy ô, dọc mấy ô, kiểu chữ viết ra sao... Chỉ cần khác mẫu cô cho về là cô sẽ chấm điểm thấp, sẽ không có điểm bằng các bạn khác...

Tôi cũng mua cho cháu mấy quyển sách chữ cái để chỉ cho cháu ở nhà. Có lẽ cháu thấy chữ cái trong sách viết đẹp hơn chữ của cô nên cháu bắt chước, nhưng cô đã chấm cho cháu điểm thấp vì cho rằng cháu viết không như chữ mẫu của cô.

Đây có phải là điểm chung của nền giáo dục hiện tại, hay chỉ là cá nhân? Tôi hy vọng là vế thứ hai. Xin khẩn cầu các thầy các cô hãy bỏ đi ý nghĩ áp đặt, mà thay vào đó hãy khuyến khích các cháu có những tư duy, sáng tạo...nhất là các cháu lứa tuổi mầu non, tiểu học... Đừng nhồi nhết các cháu cứng nhắc như thế! Có cách nào kìm hãm tư duy phát triển của các cháu hơn thế?

Luong Duy Hoang
Email: duyhoangdh@yahoo.com

Hoi co bao nhieu nguoi lon lam duoc bai bai nay?

Chuyện vui về chất lượng giáo dục ảnh 6
Khó quá, cô ơi! Ảnh: Phương Đông

Day la bai tap cua con gai toi - mot hoc sinh lop 4:

Tim danh tu chung, danh tu rieng trong cac cau sau: Pho ta Cao Tong duoc 4 nam, To Hien Thanh lam benh nang. Quan tham tri chinh su la Vu Tan Duong ngay dem hau ha ben giuong benh. Con gian nghi dai phu Tran Trung Ta do ban nhieu cong viec nen khong may khi toi tham To Hien Thanh duoc.

Đặng Đức Chinh
Email: Chinh2004vn2006vn@...

Chương trình phổ thông quá tải

Tôi có hai đứa con, một học ở trong nước và một học ở một trường phổ thông Mỹ. Vì vậy hơn lúc nào hết tôi nhận thấy rõ sự khác biệt trong giáo dục con người ở giai đoạn phổ thông.

Chuyện vui về chất lượng giáo dục ảnh 7
Làm sao giữ được nét thơ ngây của tuổi học trò. Ảnh: Phương Đông

Có muôn vàn sự khác biệt, tôi chưa làm một cuộc so sánh cẩn thận mà tạm thời nghĩ được gì thì viết ra chia sẻ như sau:

- Về số môn học: Ở Mỹ học sinh được chọn môn học, bao gồm Toán, Tiếng Anh, một môn tự nhiên Lý hoặc Hóa, hai môn tự chọn khác thuộc về môn nghệ thuật hoặc môn xã hội. Tổng số là 5 môn/kỳ học. Học sinh phải học thể thao mỗi ngày 1 - 2 tiếng,c ó rất nhiều môn thể thao để chọn.

Ở Việt Nam, học sinh phải học 12 môn học. Cô giáo nào cũng muốn môn của mình là quan trọng nên kết quả là học sinh học ngày học đêm cũng không hết bài,đến lớp mệt mỏi sợ hãi.

- Cách giảng dạy: Ở Mỹ coi học sinh là trung tâm, học sinh được khuyến khích nói lên quan điểm của mình. Giáo viên luôn động viên khen ngợi. Còn Việt Nam thì phải học thuộc y chang từng chữ mới được điểm cao.

Ở Mỹ chú trọng cách diễn đạt vấn đề mà mình cần trình bày thông qua cách hùng biện (khả năng nói), cách viết bài luận (khả năng viết). Còn Việt Nam ở môn văn thì quá chú trọng phân tích câu, từ mà không chú trọng các bài tập làm văn ngắn. Kết quả là học sinh ăn nói kém, nhất là trước đám đông. Khả năng viết càng kém hơn.

Học ngoại ngữ thì ở Việt Nam còn thảm hại hơn nữa. Sinh viên tốt nghiệp Đại học gặp Tây không giao tiếp được. Còn vô số các dẫn chứng khác có lẽ không mới đối với những người có sự so sánh giữa sản phẩm giáo dục Việt Nam và các nước.

Bài toán giáo dục là bài toán khó đối với xã hội. Chẳng lẽ trong khi chờ các nhà chức trách họp bàn chúng ta phải cho con cái mình ra nước ngoài du học?Trong hàng chục triệu gia đình Việt Nam thử hỏi có được bao nhiêu gia đình có đủ khả năng kinh tế để đài thọ việc học ở nước ngoài.

Vì vậy chúng tôi muốn diễn đàn về chất lượng giáo dục Việt Nam luôn nóng trong các nghị trường và báo chí, để xã hội thấy rõ sự cấp bách, để đất nước Việt Nam có nhân lực chất lượng mà nắm bắt các cơ hội của mình.

Phạm Thị Thanh Giang
Email: thanhgiang67@yahoo.com

MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.