Vào một ngày se lạnh tháng 1 năm 1998, những người đi dạo dọc theo bờ sông ở thành phố Lạc Dương, miền trung Trung Quốc đã phát hiện một thứ rùng rợn. Một thi thể phụ nữ nằm trên bãi cỏ dài. Cô ấy mặc một chiếc áo khoác màu đỏ, da thịt cháy đen.
Trong vài ngày, vụ việc trở thành chủ đề bàn tán của thị trấn. Tuy nhiên, cảnh sát đã phải vật lộn để xác định danh tính người chết vì các vết bỏng quá nghiêm trọng. Sự quan tâm của công chúng dần dần mờ nhạt. Tên của người phụ nữ dường như sẽ mãi mãi không được biết đến.
Tại các siêu đô thị của Trung Quốc, số lượng lớn xác chết vô thừa nhận đã trở thành một vấn đề cấp bách. Mặc dù không có số liệu quốc gia, nhưng tổng số ít nhất là hàng chục nghìn. Các nhà xác đô thị, nhà tang lễ và bệnh viện phàn nàn rằng họ đã bị kéo căng hết công suất.
Nhưng Trương Đại Dũng không thể để vụ việc chìm đi. Người đàn ông thông minh từng mơ ước trở thành một nhà khoa học đã không thể thực hiện ước mơ khi mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, một dạng suy nhược cột sống.
Theo lời của Trương, anh không thể cử động mà không bị đau đớn nhiều. Trương đã phải nằm trên giường, “bị giam giữ trong một nhà tù tại gia”. Suy nghĩ của anh thường quay trở lại cái xác bí ẩn, tự hỏi người phụ nữ đã đến từ đâu.
Sau đó, một ngày, Trương phát hiện thấy một quảng cáo trên một tờ báo địa phương. Bài đăng của một người đàn ông đang tìm kiếm người vợ mất tích, được nhìn thấy lần cuối mặc áo khoác đỏ. Trương đã liên hệ với người đàn ông và cảnh sát Lạc Dương sau đó xác nhận thi thể thực chất là vợ của anh ta.
Trương đã tìm thấy thiên chức của mình.
Trương tìm kiếm thông tin trên internet |
Người đàn ông 57 tuổi kể từ đó đã dành nhiều thập kỷ cuộc đời mình để xác định những xác chết không rõ danh tính đang nằm mòn mỏi trong các nhà xác của thành phố.
Từ phòng ngủ của mình ở Lạc Dương,Trương đã xây dựng một trang web có tên cơ sở dữ liệu về những người chết vô danh, chứa hồ sơ của hơn 3.300 xác chết.
Người đàn ông 57 tuổi kể từ đó đã dành nhiều thập kỷ cuộc đời mình để xác định những xác chết không rõ danh tính đang nằm mòn mỏi trong các nhà xác của thành phố.
Trong nhiều giờ mỗi tuần, Trương chăm chú vào kho lưu trữ báo chí, thông báo của cảnh sát và tài liệu công khai để cập nhật trang web, tự di chuyển xung quanh với sự hỗ trợ của một chiếc vòng kim loại treo trên trần phòng ngủ. Anh điều hành dự án hoàn toàn một mình và nhận được ít thù lao cho công việc.
Nhưng Trương nói rằng trang web mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của anh. Mặc dù anh ấy hiếm khi nghe được ý kiến từ người dùng, anh ấy biết hàng trăm người thường xuyên kiểm tra cơ sở dữ liệu, lướt qua hết trang này đến trang khác của danh sách.
Trương nói với phóng viên: “Tôi là một phần của một nhóm thiệt thòi. Tìm được những người còn thiệt thòi hơn, điều đó ít nhất cũng mang lại cho tôi sự an ủi.”
Tuy nhiên, còn rất nhiều gia đình nữa mà Trương bất lực trong việc giúp đỡ.
Tại các siêu đô thị của Trung Quốc, số lượng lớn xác chết vô thừa nhận đã trở thành một vấn đề cấp bách. Mặc dù không có số liệu quốc gia, nhưng tổng số ít nhất là hàng chục nghìn. Các nhà xác đô thị, nhà tang lễ và bệnh viện phàn nàn rằng họ đã bị kéo căng hết công suất.
Vấn đề một phần là kết quả của cuộc di cư trong nội địa ồ ạt mà Trung Quốc đã trải qua trong những thập kỷ gần đây. Nhiều người trong số những người chết chưa rõ danh tính được cho là những người lang thang hoặc di cư không đăng ký, những người đã tràn vào các thành phố trong thời kỳ bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Trong khi một số bị chết do bạo lực, những người khác chết đuối, bị tai nạn hoặc chết trong bệnh viện.
Việc Trung Quốc thiếu một hệ thống nhất quán để xác định người chết và xử lý các xác chết vô danh đã làm trầm trọng thêm vấn đề. Trên khắp cả nước, một số lượng lớn các trường hợp tử thi vô danh vẫn chưa được giải quyết, các thi thể bị bỏ lâu ngày trong các thiết bị làm lạnh.
Trung Quốc chưa có cơ sở dữ liệu toàn quốc tương đương với hệ thống quốc gia về người mất tích và chưa xác định danh tính của Mỹ. Theo China Newsweek, một tạp chí do nhà nước điều hành, Bộ Công an Trung Quốc lưu giữ hồ sơ nội bộ về những người mất tích và hồ sơ người chết chưa xác định, nhưng chúng không liên kết với nhau và việc kiểm tra chéo rất khó khăn. Công chúng cũng không thể tiếp cận các hồ sơ này.
Khi phải xác định danh tính nạn nhân, ngay cả cảnh sát Trung Quốc cũng thường cảm thấy bất lực - đặc biệt là những người ở các khu vực kém phát triển. Mặc dù công nghệ pháp y đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, kết quả của một cuộc điều tra cuối cùng vẫn phụ thuộc vào hồ sơ mà các nhà điều tra có quyền truy cập.
Winsome Lee, một nhà nhân chủng học pháp y ở Hong Kong, cho biết: “Chúng tôi sẽ thực hiện nhiều phân tích và mô hình hóa, nhưng cuối cùng điều đó phụ thuộc vào việc có người thân cung cấp manh mối hoặc DNA để chúng tôi khớp với nhau hay không. Vai trò của chúng tôi thực sự bị hạn chế."
Điền Sâm, một cảnh sát từ Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc, nhớ lại một vụ án chưa được giải quyết mà anh đã thụ lý từ năm ngoái. Khi một thi thể nam giới được tìm thấy trong làng, đội của Điền được giao phụ trách xác định danh tính người đã khuất.
Các cán bộ đã thu thập các mẫu vật, tiến hành phân tích ADN, và tìm kiếm hồ sơ của tỉnh Thanh Hải về xác chết và người mất tích không rõ danh tính. Họ cũng đưa ra các thông báo về người mất tích trên ứng dụng xã hội WeChat của Trung Quốc và trên các phương tiện truyền thông địa phương. Nhưng các việc này không thu được chút kết quả nào.
Điền nói: “Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra dữ liệu lớn trong phạm vi tỉnh Thanh Hải”.
Sau ba tháng làm việc không có kết quả, nhóm buộc phải đóng hồ sơ và hỏa táng thi thể, vì nhà tang lễ địa phương từ chối lưu giữ. "Các nhà tang lễ ở đây đầy xác chết," Điền nói.
Những vấn đề này không phải là riêng có ở Tây Ninh. Tại các thành phố trên khắp Trung Quốc, các thi thể không có người nhận và không rõ danh tính đang chất đầy các nhà xác và nhà tang lễ, trong khi các nhà chức trách đang tranh cãi về cách xử lý chúng.
Vu Tư Hải, phụ trách các vấn đề xã hội tại Cục Nội vụ Lạc Dương, cho biết các xác chết vô thừa nhận làm tiêu tốn khoảng 15% công suất nhà tang lễ thành phố. Một số thi thể đã ở đó trong một thập kỷ và bị cảnh sát lãng quên.
Vu nói: “Cơ quan công an chỉ gửi thi thể đến đó, sau đó không ai thèm theo dõi nữa”.
Vấn đề một phần là kết quả của cuộc di cư trong nội địa ồ ạt mà Trung Quốc đã trải qua trong những thập kỷ gần đây. Nhiều người trong số những người chết chưa rõ danh tính được cho là những người lang thang hoặc di cư không đăng ký, những người đã tràn vào các thành phố trong thời kỳ bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Trong khi một số bị chết do bạo lực, những người khác chết đuối, bị tai nạn hoặc chết trong bệnh viện.